NASA lo ngại các nguy cơ sau khi Ấn Độ phá hủy vệ tinh

Việc Ấn Độ thử thành công tên lửa bắn rơi vệ tinh là "điều khủng khiếp" vì hành động này đã tạo ra khoảng 400 mảnh vỡ bay trong quỹ đạo, vô hình trung gây nên các mối nguy hiểm mới cho các phi hành gia làm việc trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Jim Bridenstine đã đưa ra cảnh báo trên ngày 1/4 sau khi Ấn Độ tuyên bố trở thành một trong những cường quốc nghiên cứu không gian với việc thực hiện thành công cuộc thử nghiệm phóng tên lửa phá hủy vệ tinh ở tầm thấp.


Tên lửa A-SAT của Ấn Độ được phóng lên vào ngày 27/3. (Ảnh chụp màn hình RT).

Phát biểu tại một cuộc họp của NASA, Giám đốc Bridenstine nêu rõ không phải tất cả các mảnh vỡ trong vũ trụ đều có kích cỡ đủ lớn để có thể theo dấu. Ông nhấn mạnh: "Những gì chúng ta có thể theo dõi hiện tại là các vật thể có kích cỡ tối thiểu khoảng 10cm, tức là chỉ có khoảng 60 mảnh vỡ (từ vệ tinh bị phá hủy của Ấn Độ) là có thể quan sát được".

Theo ông Bridenstine, vệ tinh Ấn Độ bị bắn rơi ở độ cao khoảng 300km so với bề mặt Trái Đất, thấp hơn so với ISS và hầu hết các vệ tinh trong quỹ đạo. Tuy nhiên, 24 mảnh vỡ đã "vượt qua độ cao của ISS". Giám đốc NASA chỉ trích "đó là điều kinh khủng" vì chúng tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự an toàn của các phi hành gia trên ISS. Ông nhấn mạnh: "Những hành động như thế này không phù hợp với tương lai của những chuyến bay đưa con người lên vũ trụ". 

Quân đội Mỹ có nhiệm vụ giám sát các vật thể trong không gian để đưa ra dự báo về nguy cơ va chạm giữa các vật thể này với ISS và các vệ tinh. Hiện lực lượng này đang theo dấu 23.000 vật thể có kích cỡ lớn hơn 10cm, trong số đó có khoảng 10.000 mảnh vỡ trong vũ trụ, bao gồm cả gần 3.000 mảnh vỡ được tạo ra sau cuộc thử nghiệm phá hủy vệ tinh của Trung Quốc năm 2007 ở độ cao 852km so với bề mặt Trái Đất.

Theo NASA, sau khi Ấn Độ thử nghiệm thành công bắn rơi vệ tinh ngày 27/3 vừa qua, nguy cơ xảy ra va chạm giữa các mảnh vỡ và ISS tăng 44% trong 10 ngày - kể từ thời điểm trên. Tuy nhiên, mối đe dọa này có thể giảm xuống theo thời gian, do đa số các mảnh vỡ sẽ bị thiêu rụi khi rơi vào bầu khí quyển Trái Đất.

Cập nhật: 03/04/2019 Theo Báo Tin Tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video