NASA mô phỏng môi trường địa ngục của sao Kim

Môi trường khắc nghiệt với nhiều hóa chất độc hại của sao Kim được các nhà khoa học tái tạo trong phòng thí nghiệm đặt tại Ohio, Mỹ.

Các nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA đang mô phỏng điều kiện môi trường trên bề mặt sao Kim trong căn phòng mang tên Glenn Extreme Environments Rig (GEER) tại thành phố Cleverland, Ohio, Mỹ, Business Insider hôm 8/12 đưa tin.

GEER kết hợp tất cả thông tin các nhà nghiên cứu có được về điều kiện môi trường trên bề mặt hành tinh này. Nó sử dụng máy trộn để kết hợp các chất khí tìm thấy trên sao Kim và nung nóng chúng bằng máy sưởi loại mạnh.

"Hỗn hợp chất khí cần hai ngày rưỡi để đun nóng và 5 ngày để làm nguội", Leah Nakley, kỹ sư trưởng của Geer cho biết.


Phòng thí nghiệm GEER mô phỏng môi trường trên sao Hỏa đặt tại Ohio, Mỹ. (Ảnh: GEER).

Theo Gustavo Costa, nhà khoa học về hóa học và vật liệu, ông có thể tìm hiểu về bầu khí quyển của sao Kim bằng cách sử dụng GEER.

"Đó không chỉ là chất khí mà là một hỗn hợp dung dịch siêu tới hạn", Costa nhận xét.

Dung dịch siêu tới hạn hoạt động giống chất khí và chất lỏng cùng lúc. Costa cho biết việc đi bộ trên bề mặt sao Kim sẽ có cảm giác tương tự khi đi qua lớp không khí dày sũng nước. Nó rất nóng và có áp suất bằng áp suất ở độ sâu 100m dưới nước.

"Tôi cho rằng nó giống như bạn đang ở trong nồi áp suất", Costa nói.

Ngoài ra, bầu khí quyển của sao Kim cũng mang dấu hiệu của các hóa chất rất nguy hiểm như: hydrogen fluoride, hydrogen chloride, hydrogen sulfide và axit sulfuric.

"Sao Kim có những đám mây axit thay vì mây hơi nước. Điều đáng sợ là bạn phải đi qua nó để chạm tới bề mặt hành tinh. Môi trường ở đây rất khắc nghiệt, giống địa ngục trên Trái Đất", Costa mô tả.

Kể từ khi căn phòng bắt đầu hoạt động vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm cho nhiều vật liệu như kim loại, gốm, sợi thép, lớp mạ và điện tử tiếp xúc với điều kiện môi trường giống sao Kim để xem sức chịu đựng của chúng.


Thí nghiệm cho dây kim loại tiếp xúc với điều kiện môi trường giống sao Kim. (Ảnh: GEER).

Mục đích của họ là tìm cách chế tạo tàu vũ trụ có thể tồn tại nhiều tháng, thậm chí hàng năm trên sao Kim, thay vì bị phá hủy gần như lập tức.

"Venerra 12 là một trong những tàu thăm dò sao Kim gần đây nhất và nó chỉ tồn tại khoảng hai tiếng 7 phút bởi môi trường trên sao Kim có độ ăn mòn cao", Costa giải thích.

Vì thế, GEER là cách tốt nhất để các nhà khoa học tìm hiểu về môi trường của sao Kim, trước khi họ chế tạo thành công tàu vũ trụ có thể đi qua bầu khí quyển của hành tinh.

Cập nhật: 09/12/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video