NASA muốn bớt lệ thuộc vào Nga

Cơ quan Hàng không Vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) đang có kế hoạch mua tàu vũ trụ Soyuz và phi thuyền vận tải hàng hóa Progress của Nga, phục vụ các chuyến bay đưa phi hành đoàn và tiếp tế cho Trạm Không gian quốc tế (ISS) từ nay đến năm 2011. Trong nỗ lực hạn chế phụ thuộc thời gian vào Nga cũng như nhắm tới mục tiêu tiếp cận ISS theo hướng an toàn và tiết kiệm chi phí, NASA hiện đang triển khai chương trình Dịch vụ vận chuyển quỹ đạo thương mại (COTS).

Tháng 8 năm ngoái, NASA trao hợp đồng ước khoảng 500 triệu USD cho Rocketplane-Kistler và SpaceX. Hai công ty này sẽ phát triển và thử nghiệm các phương tiện, hệ thống và hoạt động hỗ trợ các chuyến bay có người lái vào không gian và cả các chuyến bay chuyển hàng hóa lên ISS. Rocketplane-Kistler đang phát triển tàu vũ trụ K-1 bay theo quỹ đạo có thể tái sử dụng, trong khi SpaceX xây dựng tàu con thoi Dragon mang theo phi hành đoàn và hàng hóa. Những tàu này sẽ sử dụng hệ thống “cổ điển” từng dùng cho tàu Soyuz và Apollo. Theo hợp đồng, chúng sẽ phải thực hiện thành công 3 chuyến bay trước năm 2010.

Thiết kế tàu CEV của NASA
(Ảnh: Barilochenyt)

Theo kế hoạch đưa người trở lại Mặt trăng vào năm 2018, NASA sẽ sử dụng tàu CEV (Crew Exploration Vehicle – phương tiện thám hiểm phi hành đoàn) của riêng mình. Năm ngoái, NASA đã bỏ ra 3,9 tỉ USD thuê Lockheed Martin phát triển tàu CEV (tên gọi khác là Orion) thay đội tàu con thoi sẽ “về hưu” vào năm 2010.

CEV dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay có người lái đầu tiên mang theo 4-6 nhà du hành trong khoảng thời gian từ 2013-2015. Với việc phát triển tàu K-1 và Dragon, NASA cho rằng sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với CEV. Do vậy, một khi các chức năng của tàu vũ trụ theo chương trình COTS được đánh giá thành công, NASA có thể tiếp tục sử dụng để vận chuyển phi hành gia và hàng hóa lên ISS, ngay cả sau khi CEV đi vào hoạt động.

Trước tình hình tàu con thoi sắp ngừng hoạt động, rõ ràng NASA đang tìm lối thoát khỏi sự lệ thuộc vào Nga bằng cách tăng cường đầu tư vào các dịch vụ vận tải không gian thương mại. Để phát triển dịch vụ vận tải thương mại từ đầu năm đến nay, NASA bắt tay với một loạt công ty chuyên về không gian như Transformational Space, PlanetSpace, Constellation Services International, SpaceDev và Spacehab.

Tuy nhiên, NASA có thể sẽ phải hợp tác với Nga một lần nữa để kế hoạch trở lại Mặt trăng được trôi chảy. Chẳng hạn Constellation Services International thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa lên ISS bằng khoang chứa hàng của Nga. Mặt khác, nếu K-1 và Dragon không đáp ứng được sự kỳ vọng, NASA vẫn phải sử dụng tàu Soyuz và Progress của Nga. Trong trường hợp này, NASA có thể phải tiếp tục sử dụng tàu vũ trụ do Nga sản xuất đến nửa cuối thập niên 2020.

N.MINH

Theo Pravda, Báo Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video