NASA phát hiệu siêu bão khổng lồ có tốc độ 560km/h hình thành trên sao Mộc

Theo NASA, một loạt cơn bão mới thường đồng loạt xuất hiện tại khu vực này của sao Mộc theo chu kỳ 6 năm.

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA mới đây đã chụp được một bức ảnh cận cảnh sao Mộc vào ngày 25/8/2020, khi hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời này nằm cách Trái đất 653 triệu km. Theo NASA, khả năng chụp chi tiết và rất sắc nét của Hubble giúp các nhà nghiên cứu có được cái nhìn mới nhất về bầu khí quyển với các hiện tượng thời tiết đầy hỗn loạn của sao Mộc


Hình ảnh của sao Mộc do Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA chụp trong ánh sáng cực tím, khả kiến ​​và cận hồng ngoại.

Theo đó, các chuyên gia của NASA đã phát hiện một cơn bão mới xuất hiện ở khoảng giữa vĩ độ phía Bắc của sao Mộc, lệch về bên trái. Cơn bão màu trắng sáng này đang di chuyển với tốc độ 560km mỗi giờ trên bề mặt sao Mộc.

Theo các nhà khoa học, cơn bão mới hình thành ngày 18/8, theo sau là hai cơn bão khác ở cùng vĩ độ. Theo NASA, một loạt cơn bão mới thường đồng loạt xuất hiện tại khu vực này theo chu kỳ 6 năm. Thời điểm chụp ảnh của Hubble rất lý tưởng, giúp các nhà khoa học quan sát giai đoạn đầu trong quá trình các bão sinh ra phát triển trên sao Mộc.


Mặt trăng Europa cũng xuất hiện ở bên trái bức ảnh, trong khi bên phải ảnh là 2 cơn bão mới xuất hiện.

Hình ảnh chụp bởi NASA cũng cho thấy sự xuất hiện của siêu bão Vết Đỏ Lớn, vốn đang xoay ngược chiều kim đồng hồ ở bán cầu Nam của sao Mộc. Siêu bão lớn nhất trên sao Mộc với tốc độ gió lên tới 430-680km/h đang "cày" sâu vào các đám mây phía trước nó, tạo thành các dải mây màu trắng và màu be. Siêu bão Vết Đỏ Lớn hiện có màu đỏ đậm đặc biệt, với phần tâm bão và dải mây ngoài cùng của nó có màu đỏ đậm hơn.


Cận cảnh 2 siêu bão lớn nhất trên sao Mộc: Vết Đỏ Lớn và Oval BA.

Theo ước tính của các nhà khoa học, Vết Đỏ Lớn hiện rộng khoảng 15.770km - đủ lớn để nuốt chửng Trái đất. Siêu bão này đã xoay quanh sao Mộc hàng trăm năm nay. So với các lần đo đạc trước đây, kích thước của Vết Đỏ Lớn đang thu nhỏ dần, nhưng các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân vì sao.

Trong hình ảnh được NASA chia sẻ, có thể thấy rõ một cơn bão khác đang vần vũ ngay phía dưới Vết Đỏ Lớn. Nó có tên gọi là Oval BA, là siêu bão lớn thứ hai trên sao Mộc. Mặc dù có kích thước bằng Trái đất, tuy nhiên sức gió của Oval BA còn khủng khiếp hơn cả Vết Đỏ Lớn.

Trong vài năm qua, màu của Oval BA đã chuyển dần về màu trắng, sau khi cơn bão này xuất hiện với màu đỏ vào năm 2006. Tuy nhiên, hiện tại màu sắc phần tâm bão Oval BA dường như đang tối đi một chút. Điều này có nghĩa, Oval BA đang dần chuyển trở lại về màu đỏ tương tự như Vết Đỏ Lớn.

Cập nhật: 25/09/2020 Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video