NASA phóng thành công tàu vũ trụ để tiếp cận Mặt trời

Tàu thăm dò Parker rời bệ phóng tại California, Mỹ, hôm nay để thực hiện sứ mệnh tiếp cận Mặt Trời ở khoảng cách gần nhất.

Tên lửa Alliance Delta IV mang theo tàu vũ trụ Parker của NASA rời bệ phóng từ Tổ hợp phóng vũ trụ 37 tại Trạm không quân Cape Canaveral, Florida, Mỹ, vào 2h53 chiều 12/8, theo giờ Việt Nam, Fox News đưa tin. Hàng nghìn người đã tập trung gần trạm không quân để theo dõi sự kiện.


Parker sẽ là tàu vũ trụ đầu tiên bay qua lớp ngoài cùng của khí quyển Mặt Trời.

Theo kế hoạch ban đầu, tàu sẽ khởi hành vào chiều qua, nhưng một số trục trặc kỹ thuật khiến lịch phóng bị lùi lại. NASA hy vọng nhiệm vụ trị giá 1,5 tỷ USD này cung cấp cho giới khoa học thông tin quan trọng về hệ Mặt Trời và nhiều dữ liệu giá trị khác.

Parker sẽ là tàu vũ trụ đầu tiên bay qua lớp ngoài cùng của khí quyển Mặt Trời. Nó phải chịu bức xạ và sức nóng cực lớn trong lúc tiến đến vị trí cách bề mặt ngôi sao hơn 6 triệu km. Khoảng cách này ngắn hơn 7 lần so với kỷ lục cũ mà tàu Helios 2 đạt được năm 1976. Trong khi đó, khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trời xấp xỉ 150 triệu km.

Tàu vũ trụ cùng các thiết bị sẽ được tấm chắn bằng vật liệu carbon composite dày 11,4cm bảo vệ. Tấm chắn giúp chống chọi với mức nhiệt có thể lên đến khoảng 1.370 độ C bên ngoài.

Parker dự kiến tiếp cận Mặt Trời vào tháng 11. Nhờ lực hấp dẫn của sao Kim, con tàu sẽ hoàn thành 7 lần bay qua Mặt Trời để dần tiến sát ngôi sao này. Trong lần tiếp cận gần nhất năm 2024, tàu Parker sẽ bay khoảng 692.000km/h, lập kỷ lục tốc độ mới cho vật thể nhân tạo.

Cập nhật: 13/08/2018 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video