NASA quay lại mặt trăng?

Trong những ngày này, đang xuất hiện những thông tin nói rằng kế hoạch chinh phục vũ trụ của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã thay đổi. Chiến dịch “Săn lùng tiểu hành tinh” có thể bị hoãn lại, thay vào đó, đích đến gián tiếp trên đường tới sao Hỏa một lần nữa lại là mặt trăng.

Kế hoạch chinh phục vũ trụ bằng phi hành đoàn của Mỹ sẽ phát triển theo hướng nào? Từ khi đình hoãn chương trình Constellation (năm 2010), NASA thực hiện chiến thuật “Đường mòn mềm dẻo” (Flexible Path) có đích đến là sao Hỏa. Trước khi điều đó xảy ra (vào khoảng năm 2040), NASA đề xuất tiến hành một loạt chiến dịch ngày càng phức tạp.

Chuyến bay có phi hành đoàn đầu tiên sẽ là EM-2 (Exploration Mission - 2), được thực hiện trước năm 2022. Nhiệm vụ của EM-2 là “tóm bắt tiểu hành tinh” và đưa về quỹ đạo xung quanh mặt trăng (trước đó, tàu thăm dò không người lái làm nhiệm vụ này). Phi vụ này đã được Nhà Trắng đề nghị vào tháng 4 năm nay.

Thông tin mới nhất từ phía Ủy ban các vấn đề khoa học thuộc Hạ viện Mỹ cho thấy, phi vụ “tóm bắt tiểu hành tinh” không được các chính trị gia Mỹ quan tâm nhiều. Thay vào đó, các chính trị gia đề nghị đình hoãn chuyến bay và tìm kiếm mục đích khác cho EM-2.

Theo thông tin ban đầu của Ủy ban các vấn đề khoa học nói trên, đích đến trung gian đầu tiên đối với NASA là mặt trăng. Hơn nữa, NASA có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho sứ mệnh đổ bộ lên sao Hỏa.

Bên cạnh đó, Ủy ban các vấn đề khoa học tỏ ý muốn giảm ngân sách cấp cho NASA xuống 1 tỷ USD - tức là giảm xuống mức 16,865 tỷ USD trong năm tài chính 2014 (và cả trong năm tài chính 2015). Việc cắt giảm này ảnh hưởng chủ yếu đến các hoạt động nghiên cứu Hệ Mặt trời (bị cắt giảm khoảng 650 triệu USD). Chương trình các chuyến bay vũ trụ thương mại cũng bị giảm ngân sách từ 700 - 800 triệu USD.

So với chiến dịch “săn lùng tiểu hành tinh” thì chuyến bay lên mặt trăng có một nhược điểm là đòi hỏi phải thiết kế được khoang đổ bộ lớn, nặng nề và tốn kém. Trong thời gian diễn ra chương trình Constellation, các công việc thiết kế khoang đổ bộ Altair chỉ được thực hiện ở mức độ sơ khai bởi thiếu kinh phí ban đầu. Chính vì vậy, NASA đưa ra chiến thuật “Con đường mềm dẻo” đó là thực hiện các chuyến bay “đến mọi nơi” mà không cần chế tạo khoang đổ bộ tốn kém.

Theo GDTĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video