NASA tạo bụi vũ trụ trong phòng thí nghiệm

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ames của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu tiên tái tạo thành công những hạt nhỏ li ti bụi thường chỉ tích tụ xung quanh các sao khổng lồ đỏ.


Bụi vũ trụ được tạo ra trong phòng thí nghiệm - (Ảnh: NASA/AMES)

Bụi trên Trái đất bị liệt vào dạng phiền toái, nhưng bụi không gian lại vô cùng đặc biệt - nó giúp tạo nên những khối vật liệu xây dựng hành tinh.

Sử dụng Phòng Mô phỏng Vũ trụ (COSmIC), các chuyên gia của Ames đã có thể tạo ra loại bụi được bơm vào đĩa giữa các vì sao (tức vùng khí bụi nằm giữa các ngôi sao) khi một ngôi sao đang tiến gần đến cuối đời sống của nó.

Chẳng hạn, mặt trời của chúng ta sẽ phồng lên thành sao khổng lồ đỏ khi cháy hết nhiên liệu hydrogen trong lõi (trong vài tỉ năm nữa), và bắt đầu tiến trình lột bỏ các lớp ngoài cùng, phun vật liệu bụi vào không gian.

Tuy nhiên, cho đến hiện nay, các cơ chế sản sinh đằng sau những hạt bụi nhỏ vẫn là điều bí ẩn và không thể tái tạo trong điều kiện phòng thí nghiệm, theo Space.com.

Nhờ vào COSmIC, các chuyên gia NASA đã tạo được bụi vũ trụ, từ đó bước vào cuộc nghiên cứu nhằm khám phá những manh mối về sự hình thành và phát triển của vũ trụ.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video