Các nhà nghiên cứu tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về những gợn sóng khổng lồ trong miệng núi lửa Gale tương tự như những gợn sóng trên Trái đất.
Đây được cho là tàn tích còn lại do lũ lụt rửa trôi trên bề mặt sao Hoả.
Lũ lụt được cho có cường độ không thể tưởng tượng đã cuốn trôi qua miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa vào khoảng 4 tỷ năm trước, làm tăng khả năng sự sống đã từng tồn tại trên Hành tinh Đỏ.
Hoạt động của nước và gió đã bị đóng băng theo thời gian trên sao Hỏa trong khoảng 4 tỷ năm.
Để có kết quả nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Jackson, Đại học Cornell và Đại học Hawaii đã làm việc với NASA để kiểm tra dữ liệu trầm tích do xe tự hành Curiosity thu được.
Trận siêu lụt có thể là do một tiểu hành tinh hoặc sao chổi va vào sao Hoả, làm nóng và giải phóng băng tích trữ trên bề mặt hành tinh này. Nước sâu tới 23 mét tràn qua miệng núi lửa, để lại phía sau những gợn sóng khổng lồ.
Trên Trái đất, nơi nước được tìm thấy có sự sống và trên sao Hỏa cách đây 4 tỷ năm, sự sống của vi sinh vật có thể đã phát triển. Các gợn sóng được tạo ra bởi lũ lụt cao tới 9 mét và lan rộng ra khoảng gần 150 mét.
Các đặc điểm địa chất bao gồm hoạt động của nước và gió đã bị đóng băng theo thời gian trên sao Hỏa trong khoảng 4 tỷ năm, chúng truyền tải các quá trình hình thành bề mặt của cả hai hành tinh trong quá khứ xa xôi.
Điều này bao gồm sự xuất hiện của các đặc điểm hình sóng khổng lồ trong các lớp trầm tích của miệng núi lửa Gale.
Đồng tác giả Alberto G. Fairén cho biết đã xác định được trận “siêu lụt” lần đầu tiên bằng cách sử dụng dữ liệu trầm tích chi tiết được quan sát bởi xe tự hành Curiosity.
Nhà nghiên cứu Ezat Heydari, đồng tác giả, cho biết trong dữ liệu từ xe tự hành của NASA giống hệt với các đặc điểm được hình thành do băng tan trên Trái đất khoảng hai triệu năm trước.
Các nhà nghiên cứu cho rằng hơi nước và khí kết hợp tạo ra một thời kỳ ấm và ẩm ướt ngắn có thể dẫn đến sự phát triển của sự sống.
Khí hậu ấm áp và ẩm ướt vẫn tồn tại ngay cả sau khi lũ lụt kết thúc, nhưng thời gian của nó không thể xác định được trong nghiên cứu. Sự ngưng tụ từ nhiệt tạo ra do va chạm có thể tạo thành các đám mây hơi nước tạo ra mưa xối xả, có thể trên khắp hành tinh.
Một nghiên cứu trước đó cũng sử dụng dữ liệu từ Curiosity, đã tiết lộ bằng chứng về những cơn bão làm ngập các hồ và sông với lượng mưa trên Sao Hoả khoảng 4 tỷ năm trước. Trong một trường hợp, nước tràn vào miệng núi lửa Gale và khi kết hợp với nước từ núi Sharp đổ xuống ra lũ quét khổng lồ.
Điều này đã để lại sự tích tụ của các rặng sỏi xung quanh miệng núi lửa có thể được nhìn thấy trên Hành tinh Đỏ ngày nay, đã giúp nhóm nghiên cứu tìm ra quy mô trận siêu lụt.
Kết quả từ xe tự hành cũng Curiosity cũng cho thấy miệng núi lửa Gale từng có các hồ và suối dai dẳng trong quá khứ cổ đại.
“Sao Hỏa ban đầu là một hành tinh có thể sinh sống được. Có ai ở không? Đó là một câu hỏi mà sự kiên trì của những sứ mệnh thám hiểm tiếp theo sẽ giúp trả lời”, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.