Neferusobek - Nữ pharaoh đầu tiên của Ai Cập cổ đại

Neferusobek chỉ trị vì trong hơn 3 năm nhưng bà vẫn được coi trọng vì những điều bà đã làm để bảo vệ người dân.


Những bức tượng của Neferusobek đã không còn nguyên vẹn khi được tìm thấy. (Ảnh: Flickr).

Ai Cập cổ đại về cơ bản là thế giới của đàn ông, do các pharaoh cai trị. Nhưng trong một số thời điểm, phụ nữ đã nắm quyền điều hành đất nước.

Suốt chiều dài lịch sử gần 3.000 năm, Ai Cập ghi nhận 6 phụ nữ từng leo lên vị trí cao nhất, đó là: Merneith, Neferusobek, Hatshepsut, Nefertiti, Tawosret và Cleopatra.

Theo National Geographic, trong số những vị vua quyền lực này, Neferusobek là phụ nữ đầu tiên giành được vương quyền và cũng là người được đánh giá cao về quyền lực trong thời gian cầm quyền.

Lên ngôi vua sau khi cha và chồng qua đời

Neferusobek là con gái của pharaoh Amenemhat III. Đến nay, không ai biết rõ mẹ của Neferusobek là ai, chỉ biết rằng mẹ của bà là một trong số hàng trăm phụ nữ từng phục vụ chuyện chăn gối cho vua Amenemhat III.

Khi trở thành công chúa, Neferusobek hiểu rằng để duy trì dòng dõi gia tộc, một ngày nào đó, bà sẽ phải kết hôn với người cha già của mình. Hoặc khi cha qua đời, bà sẽ được gả cho anh trai mình - vị vua tiếp theo. Tuy nhiên, số phận của Neferusobek lại hoàn toàn khác.


Bức tranh làm bằng cói minh họa sự thờ phụng của Neferusobek đối với thần cá sấu Sobek. (Ảnh: Bridgeman Images).

Sau khi vua Amenemhat III qua đời, con trai ông lên ngôi và lấy vương hiệu là Amenemhat IV. Khi đó, Neferusobek trở thành vợ vua Amenemhat IV.

Đối với giới quý tộc Ai Cập, đây là một tin tốt lành vì dòng dõi quý tộc của họ sẽ được duy trì, ít nhất là trong vài thập kỷ tới. Tuy nhiên, chỉ sau 9 năm cai trị, vua Amenemhat IV băng hà khi chưa có người thừa kế phù hợp.

Tất cả triều thần đều trông cậy vào hoàng gia để giải quyết tình hình. Khi vua Amenemhat IV qua đời, hoàng gia rơi vào cuộc khủng hoảng về quyền thừa kế.

Khi đó, Neferusobek đã lên cầm quyền với tư cách là một vị vua. Bà lấy tư cách là con của Amenemhat III để đường đường chính chính nắm quyền cai trị.

Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một phụ nữ hoàng gia Ai Cập tuyên bố trở thành vua. Lý do đơn giản là không người đàn ông nào trong hoàng gia có thể đảm nhận chức vụ đó.

Khi lên ngôi, Neferusobek dành nhiều tuần để thực hiện các hoạt động trong đền thờ, thực hiện nghi lễ để có được sức mạnh tối cao từ thần linh.

Thời điểm đó, mọi người đều thống nhất rằng "nữ hoàng" không phải danh hiệu thích hợp cho Neferusobek. Vì thế, bà được đặt cho những cái tên được nữ tính hóa như: Cô gái của cây cói, Con ong, Tình nhân của hai vùng đất, Con gái của Re.

Không để phí thời gian, ngay khi lên làm vua, Neferusobek đã bắt tay vào việc bảo vệ vương triều. Hình ảnh của bà được đặt trong các ngôi đền trên khắp Ai Cập. Hiện nay, các nhà khoa học tìm thấy ba bức tượng của bà ở Tell el Dab'a - vùng đồng bằng phía đông Ai Cập. Tuy nhiên, những bức tượng này không còn giữ được trọn vẹn gương mặt của nữ pharaoh.

Đột ngột qua đời khi đang cầm quyền

Trong năm thứ 3 Neferusobek trị vì, sông Nile trải qua một đợt hạn hán, đẩy Ai Cập đến bờ vực thảm họa vì mùa màng thất bát, nạn đói hoành hành. Khi đó, Neferusobek quyết định mở kho ngũ cốc của hoàng gia để cung cấp cho người dân.


Tượng của Neferusobek được tìm thấy trong tình trạng mất đầu hoặc bị vỡ ở vùng mặt. (Ảnh: Museé du Louvre).

Thời gian đó, mọi người bắt đầu bàn tán và dự đoán rằng Neferusobek có thể là người cuối cùng trong gia đình nắm quyền, và một triều đại mới sẽ sớm xuất hiện.

Dự đoán của mọi người đã đúng. Chỉ sau 3 năm, 10 tháng và 24 ngày, triều đại của Neferusobek đột ngột kết thúc vì bà qua đời. Cái chết của nữ pharaoh cũng đặt dấu chấm hết cho dòng tộc của bà - một trong những dòng tộc cầm quyền vĩ đại nhất của Ai Cập.

Đến nay, lý do cái chết của Neferusobek vẫn là một câu hỏi mở. Một số nhà Ai Cập học cho rằng bà bị sát hại để chiếm lấy vương quyền. Nhưng việc bà nắm quyền cai trị trong hơn 3 năm mà không bị người dân phản đối đã chứng minh điều ngược lại.

Về phía người dân Ai Cập, họ cũng rất biết ơn những điều Neferusobek đã làm cho họ. Người dân coi trọng bà, lưu giữ tên tuổi của bà trong danh sách các vị pharaoh của Ai Cập cổ đại. Bà không bị coi là kẻ ngoại lai hay bị phân biệt đối xử vì giới tính.

Đến những ngày cuối đời, khi đất nước lâm nguy vì hạn hán, nữ pharaoh vẫn ra sức bảo vệ và chăm lo cho người dân. Chính những điều đó là lý do khiến bà được vinh danh.

Cập nhật: 04/05/2023 Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video