Nếu có loại thuốc này, bạn sẽ học đàn và ngoại ngữ nhanh như... thần đồng

Theo các nhà khoa học, nếu loại thuốc ức chế adenosine được phát triển, con người có thể lấy lại khả năng học nhanh bằng âm thanh như một đứa trẻ.

Học ngôn ngữ hoặc âm nhạc là chuyện khá dễ dàng với trẻ em, nhưng khi chúng ta già đi thì khả năng nắm vững những kỹ năng này sẽ nhanh chóng sụt giảm.

Tuy nhiên, tất cả có thể thay đổi trong tương lai gần, vì các nhà khoa học đã tìm ra được chất hóa học trong não làm chậm quá trình học tập nói trên. Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc hạn chế chất quan trọng trong não chuột giúp kéo dài khả năng học thông qua âm thanh của chúng khi về già.

Nhóm nghiên cứu nói rằng, nếu phát triển một loại thuốc để ngăn chặn hóa chất này, ngày nào đó, người trưởng thành có thể lấy lại được khả năng nắm vững ngôn ngữ hoặc công cụ mới một cách nhanh chóng.

Nhóm nghiên cứu Bệnh viện St Jude Children's Research Hospital ở Memphis, Tennessee, đã hạn chế chất adenosine trong vùng não gọi là thalamus (vùng đồi thị/đồi não thính giác) ở chuột trưởng thành.


Chỉ cần ức chế được adenosine, việc học ngôn ngữ hoặc âm nhạc là chuyện khá dễ dàng với cả những người trưởng thành - (Ảnh: DM).

Họ phát hiện ra rằng điều này đã bảo tồn khả năng học hiệu quả từ âm thanh như chuột hồi nhỏ. (mức độ Adenosine trong não người lớn nhiều hơn trẻ em vì khi não phát triển, chất này cũng được sản xuất tăng lên).

Đồng tác giả nghiên cứu, TS Stanislav Zakharenko - thành viên Khoa Sinh lý học Phát triển của St Jude, cho biết: “Bằng cách làm gián đoạn tín hiệu adenozine trong đồi não thính giác, chúng tôi mở rộng phạm vi học tập thính giác đến giai đoạn trưởng thành và vượt xa giai đoạn thông thường (dùng học tập thính giác) ở chuột.

Các kết quả này đưa ra một chiến lược đầy hứa hẹn để mở rộng khả năng ngôn ngữ và âm nhạc bằng cách khôi phục sự dẻo dai ở những vùng quan trọng của não, có thể bằng cách phát triển các loại thuốc có tác dụng ngăn chặn một cách có chọn lọc hoạt tính adenosine”.

Trẻ nhỏ nắm bắt ngôn ngữ đơn giản bằng cách nghe nó được nói như thế nào và chuột cũng có khả năng tương tự.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi mức độ adenosine não giảm xuống, những con chuột trưởng thành đã thể hiện một âm điệu đáp lại cùng dạng âm thanh mạnh hơn khi nó được chơi vài tuần hoặc vài tháng sau đó. Những con chuột trưởng thành này cũng có khả năng phân biệt giữa những âm rất gần trong khi chuột thường thiếu khả năng này và chúng vẫn duy trì sự phân biệt giai điệu được cải thiện như thế trong nhiều tuần lễ.

TS Zakharenko phát biểu: "Kết quả cho thấy “cửa sổ” cho việc học qua âm thanh có thể mở lại một lần nữa”.

Một trong số các chiến lược mà các nhà nghiên cứu sử dụng để ức chế hoạt tính adenosine là hợp chất thực nghiệm FR194921, có khả năng ngăn chặn sự chọn lọc thụ thể A1. Nếu kết hợp với âm thanh tiếp xúc, hợp chất sẽ làm trẻ lại học tập thính giác ở chuột trưởng thành.


Trẻ nhỏ nắm bắt ngôn ngữ đơn giản bằng cách nghe nó được nói như thế nào.

TS Zakharenko cho biết: "Điều đó cho thấy có thể mở rộng cửa học tập thính giác ở người bằng cách nhắm vào thụ thể A1 để phát triển thuốc”.

Nghiên cứu này không phải là nghiên cứu đầu tiên xem xét cách não học nhạc. Trước đó, một nghiên cứu năm 2014 cho thấy thành công khi chơi nhạc cụ có thể là nhờ chất béo trong não của bạn. Khi ấy, các nhà khoa học phát hiện ra rằng một chất cách điện có tên myelin là điều cần thiết để học các kỹ năng mới.

Họ tuyên bố rằng khi một kỹ năng, chẳng hạn như chơi piano, được học về sau này, phải nhờ myelin thì mới giữ được các kỹ năng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học College London lại phản bác và khẳng định rằng khi một kỹ năng mới đã được học, nó sẽ được giữ lại ngay cả khi ngừng sản xuất myelin.

Họ tìm ra myelin được sản xuất bởi não và tủy sống vào giai đoạn trưởng thành sớm vì nó là cần thiết cho nhiều quá trình phát triển.

Cập nhật: 04/07/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video