Nga thảo luận việc cấm nước tăng lực

Duma quốc gia Nga đang đưa ra thảo luận vấn đề có nên cấm các loại nước tăng lực mà nhiều chuyên gia cho rằng có liên quan đến nhiều ca tử vong của những người sử dụng các loại nước này, tờ Pravda cho hay.

Nước tăng lực từ lâu rất phổ biến đối với lứa tuổi thanh niên và vị thành niên. Điều đó chẳng đáng ngạc nhiên. Nó làm cho người ta dễ chịu, sảng khoái khi mệt nhọc, nhất là sau khi chơi thể thao chẳng hạn và thi cử.


Nước tăng lực có thể bị cấm ở Nga.
Ảnh minh họa.

Thế nhưng đã không ít trường hợp tử vong mà trước đó, đã dùng nước tăng lực buộc người ta phải chú ý xem xét lại thứ nước giải khát này. Thí dụ gần đây nhất là cái chết của một cậu học sinh 15 tại khu tự trị Hanta-Mansinski (thuộc LB Nga).

Тhi thể cậu được phát hiện ngày 15/7 tại tầng hầm một ngôi nhà tập thể. Nguyên nhân là cậu đến thăm một người quen nhưng trước đó đã uống một vài lon nước tăng lực không có chất cồn. Kết quả giám định hiện chưa hoàn tất nhưng các nhà y học cho là nước tăng lực đã làm cho cậu bị nhồi máu cơ tim cấp, dẫn đến cái chết của cậu bế đang phát triển này. Nguyên nhân tử vong chỉ có kết luận sau 10 ngày của pháp y. Cuộc sống của cậu trong gia đình hoàn toàn hạnh phúc. Cậu không bao giờ uống rượu.

Người ta lưu ý rằng đây không phải cái chết đầu tiên do sử dụng không đúng lúc nước tăng lực. Tháng 2/2011, tại một vũ trường một thanh niên bị chết trong cuộc ẩu đả. Nguyên nhân của cái chết là suy tim cấp. Người ta đã xác định rằng trước đó anh ta đã uống khá nhiều nước tăng lực.

Năm 2010, tại khu Niznegorodski trong khi dự dạ hội tại Khu liên hợp giải trí một thanh niên 20 tuổi đã chết mà trước đó, anh ta đã uống nửa lít nước tăng lực. Không cứu được dù anh được đưa đi cấp cứu ngay. Năm 2009, tại khu Penzenski, cũng một cái chết bi thảm tại vũ hội của một cô thiếu nữ 17 tuổi do uống quá nhiều nước tăng lực, do xuất huyết trong gan.

Người ta đã nói đến cái hại của nước tăng lực không chỉ một lần. Bác sỹ Gennadii Onisenko, tổng thanh tra y tế đã từng đề nghị cấm nước tăng lực trên toàn nước Nga. Ông đã tuyên bố: “Cần phải cấm ngay việc lưu hành loại nước giải khát này, tôi nói điều đó với trách nhiệm của mình. Chúng ta không cần đến nó”. Ông cho rằng loại nước tăng lực này là một “một tác nhân gây bệnh đáng sợ — giống như rượu và ma tuý”. Theo ông Onisenko, cấm việc bán nước tăng lực cho trẻ em là một “hành động của sự dũng cảm công dân”.

Đề xuất cấm nước tăng lực đã được một đại biểu quốc hội đưa ra thành một dự án luật tại Duma quốc gia tháng 6 năm 2011, với luật cấm bán lẻ trên toàn lãnh thổ cho tại các trường học, cơ sở y tế, các trung tâm thể dục thể thao cũng như tại mọi loại hình tổ chức văn hóa và giao thông công cộng. Người bán nước giải khát này có quyền đòi hỏi giấy tờ chứng minh tuổi của người mua để tránh bán không đúng đối tượng.

Việc thắt chặt luật đối với bia và nước giải khát có cồn nhẹ sắp được Đuma quốc gia thông qua chắc chắn sẽ bao gồm cả các loại nước tăng lực, thứ nước đã “đóng góp” một phần vào nguyên nhân xuất hiện các bệnh trầm trọng dẫn đến tử vong. Tạm thời tại nước Nga, nước tăng lực chưa bị coi như nước giải khát chứa cồn và vẫn được bán tự do. Nhưng một số địa phương và nước cộng hòa tự trị đã có ý định đưa chúng, cùng với bia vào danh sách cấm không hoàn toàn.

Các nhà sản xuất nước tăng lực cho rằng sản phẩm của họ làm tăng được khả năng làm việc, kích thích hoạt động của trí tuệ, giảm mệt mỏi. Thế nhưng các bác sĩ lại nói thứ nước giải khát này chỉ dùng để thay thế cho cà phê, nhưng nguy hiểm hơn đối với sức khỏe. Liệu chúng ta có nên mạo hiểm với sức khoẻ của mình không?

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video