Ngày 1/4, sao chổi sẽ bay gần Trái đất nhất trong lịch sử

Ngôi sao chổi có tên 41P/Tuttle-Giacobini-Kresak sẽ bay qua Trái đất với khoảng cách gần nhất từ thời nó được phát hiện vào ngày 1/4 tới.

Sao chổi này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1858 và quay quanh Mặt trời mỗi 5,5 năm. Với việc năm nay nó bay gần Trái đất nhất (cách khoảng 21,2 triệu km) thì chúng ta sẽ có cơ hội ngắm nhìn cận cảnh nó.


Sao chổi 41P thuộc một nhóm sao chổi được biết đến với tên gọi Sao chổi sao Mộc. (Ảnh minh họa).

Cư dân ở bắc bán cầu với những kính thiên văn nhỏ và thậm chí là cả ống nhòm cũng có thể nhìn thấy sao chổi vào khoảng thời gian từ hoàng hôn tới bình minh trong vòng hơn nửa tháng (từ nay tới giữa tháng Tư) khi nó ngang qua chòm sao Ursa Major và Draco.

Ngày 1/4 là ngày sao chổi ở điểm gần nhất so với Trái đất kể từ khi nó được phát hiện hơn 150 năm trước.

Sao chổi 41P thuộc một nhóm sao chổi được biết đến với tên gọi Sao chổi sao Mộc. Chúng bị níu giữ bởi trọng lực vô cùng lớn của sao Mộc và bay trong quỹ đạo giữa sao Mộc với Mặt trời.

Sao chổi 41P không thực sự rực rỡ cũng như không thực sự lớn. Khi quan sát bạn sẽ thấy nó chỉ giống như sao Hải Vương trên bầu trời đêm và mắt thường khó quan sát được.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học dự đoán, năm nay ngôi sao chổi này có thể sẽ bùng phát mạnh mẽ về độ sáng khi tới gần Mặt trời. Điều này đã từng xảy ra vào tháng 5/1973 khi sao tới điểm cận nhất với Mặt trời, giúp bạn có thể quan sát được bằng mắt thường.

Cập nhật: 01/04/2017 Theo KHPT
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video