Nghệ thuật dụ dỗ của ung thư bạch cầu

Bạch cầu phát ra một loại hóa chất cực kỳ hấp dẫn để lôi kéo tế bào gốc tạo máu tới hang ổ của chúng. Sau khi lọt vào hang ổ của bạch cầu, tế bào gốc sẽ nhanh chóng bị xơi tái. 

Tế bào bạch cầu trong máu. Ảnh: leukemia-web.org.


Ung thư bạch cầu (còn gọi là ung thư máu) thuộc loại ác tính xảy ra khi bạch cầu trong cơ thể tăng đột biến. Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định nhưng có thể là do các tác động của môi trường như ô nhiễm hóa học hay nhiễm chất phóng xạ hoặc cũng có thể là do di truyền. Bạch cầu đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, song khi số lượng bạch cầu tăng đột biến chúng sẽ thiếu thức ăn và sẵn sàng "xơi tái" hồng cầu. Vì vậy người bệnh sẽ bị thiếu máu dẫn đến tử vong. Đây là dạng ung thư duy nhất không tạo ra khối u.

Tiến sĩ Dorothy Sipkins thuộc trung tâm y tế Đại học Chicago (Mỹ) là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về ung thư máu. Trong nhiều nghiên cứu trước đây, Dorothy phát hiện ra rằng tế bào bạch cầu và một số khối u đặc luôn tụ tập tại các hốc trong tủy xương để sinh sôi và bành trướng.

Các tế bào gốc tạo máu cũng tập trung tại vô số hốc trong tủy xương. Tại đây chúng phân chia và tạo nên những tế bào máu để chống lại hiện tượng viêm nhiễm, ngăn chặn tình trạng đông máu và mang oxy đi khắp cơ thể. Dorothy muốn tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra khi bạch cầu và tế bào gốc tạo máu gặp nhau. Bà và các cộng sự tìm ra một cách để chụp ảnh cả hai loại tế bào trong những con chuột mắc một dạng ung thư bạch cầu ác tính tính thường gặp ở trẻ em.

“Chúng tôi nhận thấy các tế bào bạch cầu phát ra tín hiệu hóa học để nhử tế bào gốc tạo máu tới hang ổ của chúng”, Dorothy nói. Nhóm nghiên cứu tiến hành thêm vài thử nghiệm để theo dõi trạng thái của tế bào gốc tạo máu trong “ngôi nhà” mới. Họ nhận thấy số lượng của tế bào gốc tạo màu giảm dần theo thời gian. Một khi đã lọt vào hang ổ của tế bào bạch cầu, chúng không thể thoát ra được nữa.

Dorothy cho biết các khối u và bạch cầu sản xuất một loại phân tử mà họ gọi là “nhân tố tế bào gốc” với số lượng cực lớn. Phân tử này lôi kéo tế bào gốc tạo máu tới hang ổ ung thư và giữ chúng lại đó. Khi nhóm nghiên cứu dùng một số thuốc kháng sinh để ngăn chặn quá trình sản xuất “nhân tố tế bào gốc”, các tế bào tạo máu ngừng di chuyển sang hang ổ của bạch cầu và hoạt động bình thường.

“Nếu tế bào gốc của con người có phản ứng tương tự, chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc tìm kiếm các liệu pháp mới để điều trị ung thư”, Dorothy nhận định. Theo nhà khoa học này, nếu kỹ thuật này phát huy tác dụng trên cơ thể người, việc cấy ghép tủy xương cho bệnh nhân máu trắng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó cho phép các bác sĩ sưu tầm và lưu trữ tế bào gốc của bệnh nhân để họ có thể sử dụng chúng sau khi được điều trị bằng hóa chất liều cao.

Nếu các viễn cảnh trên không xảy ra, ít nhất kỹ thuật mới cũng có thể giúp hệ miễn dịch của con người trở nên khỏe hơn.

Theo VnExpress (Reuters)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video