Nghiên cứu công nghệ điều trị tổn thương nhãn cầu mắt đạt giải Kovalevskaia

Thành quả nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào để điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu của tập thể gồm 16 nhà khoa học sẽ được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2014.

Trao giải Kovalevskaia 2014 cho các nhà khoa học nữ VN

Tập thể đó gồm các phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ thuật viên của Bộ môn Mô - Phôi thuộc Trường Đại học Y Hà Nội và Khoa Kết giác mạc thuộc Bệnh viện Mắt Trung ương do PGS.TS Nguyễn Thị Bình là đại diện. Họ đã có các sáng tạo và thành công với nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào để điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu.

PGS.TS Nguyễn Thị Bình và các nhà khoa học của Bộ môn Mô – Phôi, Đại học Y Hà Nội và Khoa Kết giác mạc, Bệnh viện Mắt trung ương đã nghiên cứu tìm ra phương pháp điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu bằng cách nuôi tạo các tấm biểu mô từ các nguồn tế bào gốc khác nhau: nếu bệnh nhân bị tổn thương một bên mắt sẽ lấy tế bào gốc từ vùng rìa giác mạc bên mắt lành, nếu bệnh nhân bị tổn thương cả hai mắt sẽ lấy tế bào gốc từ biểu mô niêm mạc miệng. Sau khi nuôi tạo thành công tấm biểu mô sẽ ghép tự thân vào giác mạc cho bệnh nhân.


PGS.TS Nguyễn Thị Bình và các nhà khoa học sẽ được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2014. (Ảnh: A. T)

Đây là phương pháp mới đang được áp dụng trên thế giới và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Ở Việt Nam, phương pháp này hoàn toàn mới, chưa có đơn vị nào nghiên cứu và áp dụng. Các phương pháp hiện đang được sử dụng ở Việt Nam để điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu là: ghép màng ối (chỉ mang tính tạm thời), ghép củng giác mạc tự thân (chỉ áp dụng cho bệnh nhân bị tổn thương một bên mắt và mảnh mô lấy để ghép phải có kích thước lớn nên sẽ ảnh hưởng tới mắt lành), ghép củng giác mạc dị thân (bệnh nhân phải uống thuốc chống loại thải mảnh ghép suốt đời và mảnh ghép hay bị loại thải).

Bắt đầu từ năm 2006, tập thể nghiên cứu được phân công thực hiện 02 đề tài: Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu nuôi cấy tế bào rìa giác mạc và ứng dụng trong điều trị một số tổn thương giác mạc” và Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu qui trình công nghệ tạo tấm biểu mô giác mạc người để điều trị tổn thương bề mặt giác mạc do bỏng” Mã số: KC.04.01.01/06-10. Trong 02 đề tài này, tập thể đã điều trị thử cho 05 bệnh nhân với tỉ lệ thành công 80%.

Là tập thể được vinh dự nhận Giải thưởng cao quý Kovalevskaia năm 2014, PGS.TS Nguyễn Thị Bình, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, hiện tại, nhóm nghiên cứu đang nghiên cứu quy trình nuôi cấy tế bào gốc để điều trị bệnh Parkinson, bước đầu có kết quả tốt mang lại niềm hy vọng cho các bệnh nhân bị bệnh Parkinson ở Việt Nam. Nhóm sẽ không ngừng tiến hành các công trình nghiên cứu để đưa các phương pháp điều trị bệnh hiện đại vào điều trị cho người bệnh Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân; đồng thời đào tạo đội ngũ các nhà khoa học trẻ để kế cận duy trì lâu dài hướng nghiên cứu của nhóm.

Theo vietq.vn
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video