Nghiên cứu đột phá từ Nhật: Loại củ cực phổ biến ở Việt Nam có tác dụng ngăn ngừa ung thư

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới với gần 10 triệu ca tử vong trong năm 2020. Cứ 6 ca tử vong bất kỳ thì có 1 ca tử vong có nguyên nhân từ ung thư.

Nghiên cứu cho thấy hoạt chất chính có trong loại củ này có tác dụng rõ rệt trong việc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Dấu hiệu của ung thư phụ thuộc vào vị trí khối u phát triển. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu phổ biến ở nhiều bệnh ung thư khác nhau. Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh, các dấu hiệu này bao gồm:

  • Sốt hoặc đổ nhiều mồ hôi đêm
  • Mệt mỏi
  • Chảy máu hoặc bầm tím không rõ nguyên nhân
  • Các cơn đau không rõ nguyên nhân
  • Giảm cân không chủ đích
  • Xuất hiện các u, cục bất thường trên cơ thể

Có rất nhiều trường hợp ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Do đó, việc nhận biết được dấu hiệu bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nếu có lối sống khoa học hơn. Đặc biệt, một chế độ ăn uống có chứa các thực phẩm đã được chứng minh có thể góp phần ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư là điều đơn giản đầu tiên mà bất cứ ai cũng có thể làm được.

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Osaka Metropolitan (Nhật Bản) đã phát hiện ra địa liền - một loại củ thuộc họ gừng có nguồn gốc tại Đông Nam Á - có đặc tính chống ung thư. Củ địa liền thường được dùng làm gia vị nấu ăn. Trong Đông y, nó là một vị thuốc quý ngàn năm, sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.


Củ địa liền có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư. (Ảnh: Earth).

Nghiên cứu đột phá về tác dụng của củ địa liền

Trong nghiên cứu mới ở trên, các nhà khoa học đã nhận thấy chiết xuất củ địa liền, đặc biệt là thành phần hoạt chất chính của nó là ethyl p-methoxycinnamate (EMC), có thể ngăn chặn rõ rệt sự phát triển của tế bào ung thư.

Các nghiên cứu trước đây về EMC cũng đã chỉ ra khả năng chống ung thư của hoạt chất này. EMC có thể giảm các nhân tố phiên mã liên quan tới tăng sinh tế bào ung thư.

Giáo sư Akiko Kojima, người dẫn đầu nghiên cứu, cho hay: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi xác nhận tác dụng phòng ngừa ung thư của chiết xuất củ địa liền và hoạt chất chính có trong củ là EMC”. 

Các phát hiện của nghiên cứu trên không chỉ giới hạn trong phòng thí nghiệm. Các thử nghiệm trên động vật cũng đã cho kết quả tương tự.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học quan tâm đến EMC. Các nghiên cứu trước đây cũng đã tìm hiểu về tiềm năng chống ung thư của hoạt chất này, đặc biệt là khả năng làm giảm sự biểu hiện của yếu tố phiên mã ty thể A (TFAM).

TFAM có liên quan chặt chẽ tới sự tăng sinh tế bào ung thư. Tuy nhiên, cơ chế chính xác mà EMC phát huy tác dụng trong việc ngăn ngừa ung thư vẫn chưa được làm rõ.

Giáo sư Akiko Kojima cho biết: “TFAM được kỳ vọng sẽ trở thành một hướng điều trị mới trong điều trị ung thư trong tương lai”. 

Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Heliyon. Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo cần có thêm các thử nghiệm để xác định tác dụng của củ địa liền trên bệnh nhân ung thư.


Củ địa liền được dùng làm đồ uống. (Ảnh: ST).

Tác dụng khác của củ địa liền

Củ địa liền có nhiều tên gọi khác nhau như tam nại, sơn nại, thiền liền hoặc sa khương. Loại củ này có nhiều ứng dụng khác nhau.

Củ địa liền thường được sử dụng trong ẩm thực truyền thống Đông Nam Á. Tại Indonesia, củ địa liền được dùng để làm một loại đồ uống có tên là “jamu”. Tại Thái Lan, loại củ này được dùng trong món “som khaek”.   

Trong ẩm thực và y học cổ truyền Trung Quốc, củ địa liền được dùng với mục đích chống viêm, giảm mỡ máu và ức chế sự thèm ăn.

Tại Việt Nam, củ địa liền thường được dùng làm thuốc với mục đích giảm đau nhức do bệnh phong thấp hoặc điều trị các triệu chứng liên quan tới đường tiêu hóa và dạ dày.

Ngoài ra, củ địa liền còn có một số công dụng khác như chống oxy hóa, chống khuẩn, điều trị vấn đề về hô hấp, tăng cường hệ thống miễn dịch.

Cập nhật: 31/08/2023 Phụ Nữ Số
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video