Nghiên cứu gây sốc: Gần 2.000 trẻ tử vong mỗi ngày do ô nhiễm

Gần 2.000 trẻ em tử vong mỗi ngày do các vấn đề sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí, theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu các tác động sức khỏe (Mỹ).

Theo báo cáo công bố ngày 19-6, tiếp xúc với ô nhiễm không khí là một phần nguyên nhân dẫn tới cái chết của 8,1 triệu người, tương ứng khoảng 12% tổng số ca tử vong năm 2021.

Báo cáo đã sử dụng dữ liệu từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu do Viện Đánh giá và đo lường sức khỏe (Mỹ) thực hiện.


Học sinh phải đeo khẩu trang chống ô nhiễm trong đợt ô nhiễm tại Bangkok, Thái Lan năm 2023 - (Ảnh: EPA).

Con số thiệt hại nhân mạng trên cũng có nghĩa ô nhiễm không khí đã trở thành nhóm nguy cơ thứ 2 gây chết sớm, chỉ sau huyết áp cao và xếp trên các yếu tố khác như hút thuốc lá và chế độ ăn uống thiếu chất.

Đáng chú ý, báo cáo nhấn mạnh trẻ nhỏ đặc biệt dễ chịu tác động của ô nhiễm không khí khi đây là một phần nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 700.000 trẻ em dưới 5 tuổi. Trong đó, hơn 500.000 ca là do tiếp xúc với không khí ô nhiễm vì nấu ăn trong nhà bằng nhiên liệu bẩn như than, gỗ hoặc phân khô, chủ yếu diễn ra ở châu Phi và châu Á.

Báo cáo do Viện Nghiên cứu các tác động sức khỏe (Mỹ) phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thực hiện.

Nội dung báo cáo nêu rõ hầu như tất cả mọi người trên thế giới đều hít phải không khí có mức độ ô nhiễm đáng lo ngại mỗi ngày. Hơn 90% số ca tử vong có liên quan đến bụi mịn PM2.5, những vật chất gây ô nhiễm không khí được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một loạt các vấn đề sức khỏe khác.

Báo cáo cũng phát hiện tình trạng ô nhiễm tầng ozone có liên quan đến gần 500.000 ca tử vong vào năm 2021. Tình trạng này sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi Trái đất ấm lên do biến đổi khí hậu.

Theo Giám đốc phụ trách nghiên cứu sức khỏe toàn cầu của Viện Nghiên cứu các tác động sức khỏe, Pallavi Pant, nhiều nơi trên thế giới đang phải trải qua những đợt ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn nhưng rất nghiêm trọng, như sau các vụ cháy rừng, bão bụi hoặc nắng nóng khắc nghiệt và đều có thể làm tăng nồng độ ô nhiễm tầng ozone.

Bà lưu ý rằng việc chống biến đổi khí hậu và giảm ô nhiễm không khí có thể áp dụng những giải pháp rất giống nhau, trong đó phải kể đến giải pháp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường nỗ lực nhằm giảm sử dụng nhiên liệu rắn bẩn để nấu ăn trong nhà.

Vẫn chưa đánh giá đúng tác động của ô nhiễm không khí

Dù những con số trên "khá khắc nghiệt", nhưng bà Pant lưu ý báo cáo có thể chưa đánh giá đúng tác động của ô nhiễm không khí do chưa tính những tác động của tình trạng ô nhiễm không khí đến sức khỏe não bộ, các bệnh thoái hóa thần kinh hoặc tác động của việc sử dụng nhiên liệu rắn để sưởi ấm.

Trong khi đó, đại diện của UNICEF, Kitty van der Heijden, cho rằng con số gần 2.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày do các tác động về sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí cho thấy sự thờ ơ của thế hệ ngày nay có thể gây ra những tác động sâu sắc thế nào đến thế hệ tương lai.

Cập nhật: 24/06/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video