Nghiên cứu khử mùi cho loài chim ở New Zealand

Một ý tưởng khá thú vị và ý nghĩa đã được các nhà khoa học ở New Zealand nung nấu và hy vọng nghiên cứu thành công, đó là bào chế ra một loại chất có thể giảm thiểu "mùi hương" khó chịu ở các loài chim "nặng mùi bẩm sinh" ở nước này, nhằm giúp chúng chống lại kẻ thù ăn thịt.


Chim Kiwi. (Ảnh vn.360plus.yahoo)

New Zealand là đất nước có hệ động vật phong phú, trong đó số lượng các loài chim khá dồi dào, tuy nhiên chúng đang đứng trước nguy cơ suy giảm số lượng khi trở thành mồi ngon của các động vật như mèo và chồn.

Nhắc đến New Zealand, không thể không nhắc đến loài chim nổi tiếng Kiwi - loài chim có mùi giống mùi nấm hương pha... nước tiểu, hay loài vẹt đêm không biết bay có mùi giống như một "cây vĩ cầm bị mốc." Hai loài chim này đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng về số lượng khi chúng luôn dễ dàng bị kẻ thù ăn thịt đánh hơi và phát hiện ra.

Nhà nghiên cứu Jim Briskie thuộc Đại học Canterbury cho biết ở New Zealand, có rất nhiều loài chim phải chịu đựng chính mùi hôi đặc trưng của chúng - thứ biến chúng trở thành mục tiêu dễ bị phát hiện của các loài động vật ăn thịt.

Những loài chim này tỏa ra một "mùi hương" rất nặng khi chúng rỉa và thay lông.

Hiện ông Briskie đã được tài trợ 600.000 đôla New Zealand (440.000 USD) từ Quỹ Nghiên cứu khoa học Marsden để tiến hành nghiên cứu trong ba năm tới về mùi của các loài chim cũng như tìm ra cách "khử mùi hôi" cho chúng, giúp chúng tránh kẻ thù để tránh nguy cơ suy giảm về số lượng./.

Theo TTXVN/Vietnam+, Vietnamplus
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video