Nghiên cứu mới đặt ra nghi ngờ về sự hình thành Mặt trăng

Sau khi phát hiện ra lượng khí thải carbon đang thoát ra từ khắp nơi trên bề mặt Mặt trăng, một nghiên cứu mới có thể viết lại những hiểu biết của các chuyên gia về sự hình thành Mặt trăng.

Các nhà khoa học đã tin rằng Mặt trăng hoàn toàn không có các loại nguyên tố dễ bay hơi, nhưng nghiên cứu mới đã tìm thấy các ion carbon đang thoát ra từ hầu hết bề mặt Mặt trăng. Mặt trăng được cho là hình thành cách đây 4,5 tỷ năm, khi một hành tinh mới sinh có kích thước tương đương sao Hỏa – được gọi là Theia – chạm vào Trái Đất bằng một cú sượt qua ở góc 45 độ.

Kết quả là, các khối của Theia và Trái Đất tập hợp lại trên quỹ đạo Trái đất, rồi cuối cùng tạo thành Mặt trăng. Trong kịch bản đó, nhiệt lượng do vụ va chạm tạo ra có thể trên 5.000 độ C – đủ nóng để tất cả các nguyên tố bốc hơi hết.

Tuy nhiên, phân tích từ các tàu vũ trụ của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã tìm thấy các ion carbon đang thoát ra từ bề mặt Mặt trăng, khiến cho thuyết về vụ va chạm bị đưa ra tranh luận. Các phát hiện này cho thấy nhiệt độ không cao như trước đây vẫn nghĩ, có nghĩa là mô hình tác động cần phải được sửa lại.


Mặt trăng được cho là hình thành cách đây 4,5 tỷ năm, khi một hành tinh mới sinh có kích thước tương đương sao Hỏa – được gọi là Theia – chạm vào Trái Đất bằng một cú sượt qua

Một nghiên cứu từ JAXA cho biết: “carbon là một nguyên tố dễ bay hơi, nó có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành và tiến hoá của các hành tinh, mặc dù trước đây nguyên tố này được cho là đã cạn kiệt trên Mặt Trăng”. Những phát thải này được phân bố hầu như khắp bề mặt mặt trăng, nhưng ở các khu vực địa lý khác nhau thì lượng phát thải cũng khác nhau".

Ước tính của nhóm nghiên cứu chứng minh rằng carbon “bản địa” tồn tại trên toàn bộ Mặt trăng, ủng hộ giả thuyết về một Mặt trăng có chứa carbon, mà ở đó carbon đã ăn sâu vào trong lúc hình thành Mặt trăng và/hoặc đã được chuyển tới Mặt trăng hàng tỷ năm trước.

Sẽ rất hữu ích khi đánh giá thêm lượng chất bay hơi ban đầu trên Mặt trăng, (ví dụ như các phân tích đồng vị trong tương lai về các phát thải của C+ từ bề mặt Mặt trăng), để đưa ra ước tính định lượng về cân bằng khối lượng của carbon “bản địa”, gió mặt trời, và bụi vũ trụ.


Dòng thời gian hạ cánh trên mặt trăng.

Kể từ năm 1972, NASA lần đầu tiên mong đợi đưa con người lên sống trên Mặt trăng. Cơ quan vũ trụ này đã quyết định rằng họ vẫn chưa hoàn thành công việc trên vệ tinh mặt trăng, và muốn thiết lập một căn cứ thường trực trên Mặt trăng, với hy vọng các nhiệm vụ này sẽ diễn ra vào năm 2024.

Quản lý của NASA, ông Jim Bridenstine, đã thông báo rằng ông muốn thiết lập một căn cứ mặt trăng, và đã yêu cầu những gì tốt nhất và sáng chói nhất của ngành công nghiệp Hoa Kỳ giúp thiết kế và phát triển "tàu đổ bộ mặt trăng có con người”. Căn cứ này sẽ được sử dụng làm điểm kiểm soát giữa Trái Đất và sao Hỏa, đồng thời cho phép các phi hành gia nghiên cứu Mặt trăng một cách chi tiết.

Cập nhật: 11/05/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video