Nghiên cứu mới: Tiếng chim hót có thể giúp con người giảm lo lắng

Trong khi đó, một nghiên cứu khác gần đây về tác động của tiếng chim hót, dựa trên phản hồi thời gian thực qua ứng dụng, cũng chỉ ra tiếng chim hót có tác động cải thiện bền vững đối với sức khỏe tinh thần của con người.

Lợi ích sức khỏe tâm thần mà tiếng hót chim đem lại

Kể từ khi Covid-19 xuất hiện, tình trạng lo lắng và trầm cảm gia tăng mà mọi người gặp phải đã được ghi nhận rõ ràng.

Trong nỗ lực tìm hiểu ảnh hưởng của tiếng chim hót đối với sức khỏe tâm thần, các nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Con người Max Planck ở Berlin với các nhà khoa học từ Khoa Tâm thần và Tâm lý trị liệu tại Đại học Hamburg-Eppendorf (Đức) đã tiến hành đánh giá cách thức tiếng chim hót và ngược lại, tiếng ồn giao thông nhân tạo ảnh hưởng đến tâm trạng, chứng hoang tưởng và chức năng nhận thức của con người.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm trực tuyến với 295 người khỏe mạnh. Những người tham gia này đã nghe thấy tiếng ồn giao thông hoặc tiếng chim hót trong 6 phút, hoàn thành bảng câu hỏi trước và sau khi nghe âm thanh.

Theo các nhà nghiên cứu, bảng câu hỏi có thể giúp xác định những xu hướng tâm lý ở những người tham gia khỏe mạnh mà không cần chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Kết luận của nghiên cứu là thú vị. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, nghe tiếng chim hót làm dịu và giảm lo lắng ở những người tham gia khỏe mạnh nhưng dường như không làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm.

Trong khi đó, tiếng ồn giao thông được phát hiện là làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy, cả tiếng ồn giao thông và tiếng chim hót đều không ảnh hưởng đến hiệu suất nhận thức.

Và nếu chỉ nghe tiếng chim hót qua máy tính cũng có tác dụng xoa dịu như vậy thì Emil Stobbe, một tác giả của nghiên cứu, khẳng định rằng hiệu ứng này có thể còn tốt hơn khi con người nghe tiếng chim hót ở ngoài trời.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, tiếng chim hót là một dấu hiệu tinh tế của một môi trường tự nhiên nguyên vẹn, báo hiệu một không gian an toàn quan trọng và không có mối đe dọa nào đối với con người, đồng thời khiến chúng ta không chú ý đến các tác nhân gây căng thẳng.

Nhưng nhà nghiên cứu Stobbe còn đưa ra một câu trả lời khác rằng: "Một cách giải thích khác là con người thường có thể liên kết những trải nghiệm tích cực với âm thanh tự nhiên, chẳng hạn như tiếng chim hót, khi âm thanh được nghe, sẽ kích hoạt những ký ức này và giảm căng thẳng".


Mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng về lợi ích sức khỏe tâm thần khi ở gần thiên nhiên song số lượng nghiên cứu về sức mạnh nâng đỡ tinh thần của các loài chim vẫn còn hạn chế.

Nghiên cứu thứ hai gần đây, cũng được công bố trên tạp chí Khoa học Báo cáo, có tiêu đề "Đánh giá sinh thái tạm thời dựa trên điện thoại thông minh cho thấy lợi ích sức khỏe tâm thần chim đem lại".

Cụ thể, nhóm khoa học tại Viện Tâm thần học, Tâm lý học & Khoa học thần kinh, Đại học King's College London (Anh) đã sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh, Urban Mind, yêu cầu người dùng "giúp chúng tôi hiểu cuộc sống thành phố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào" vào thời điểm hiện tại.

Trong quá trình nghiên cứu, được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2021, những người tham gia được hỏi ba lần mỗi ngày về việc họ có nhìn thấy chim hay không và sau đó là các câu hỏi về sức khỏe tinh thần để các nhà nghiên cứu có thể thiết lập mối liên hệ giữa hai điều này.

Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành khảo sát 1.300 bị trầm cảm - bệnh tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới. Kết quả, có những cải thiện rõ ràng ở những người được chẩn đoán trầm cảm. Nghiên cứu đưa ra kết luận rằng việc nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng chim có liên quan đến sự cải thiện sức khỏe tinh thần có thể kéo dài đến tám giờ.

Tác giả chính của nghiên cứu này, Ryan Hammoud, giải thích rằng mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng về lợi ích sức khỏe tâm thần khi ở gần thiên nhiên song số lượng nghiên cứu về sức mạnh nâng đỡ tinh thần của các loài chim vẫn còn hạn chế.

"Bằng cách sử dụng ứng dụng Urban Mind, chúng tôi có lần đầu tiên cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa việc nhìn hoặc nghe thấy tiếng chim và tâm trạng tích cực" – nhà nghiên cứu Hammoud nói.

Cảnh báo tình trạng đô thị hóa


Cuộc sống của các loài chim đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quá trình đô thị hóa.

Nhà nghiên cứu Hammoud hy vọng rằng bằng chứng này sẽ khuyến khích việc bảo vệ nhiều hơn các loài chim và môi trường của chúng, không chỉ vì đa dạng sinh học mà còn vì sức khỏe tinh thần của chúng ta.

Theo các nhà khoa học, các phát hiện trên cho thấy rằng có thể đưa các ứng dụng sử dụng âm thanh tiếng chim hót trong các môi trường như bệnh viện và trung tâm trị liệu để nâng cao tinh thần cho bệnh nhân. Ngoài ra, cần thêm những nghiên cứu sâu hơn có thể kiểm tra xem tiếng chim hót có thể giúp bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu được chẩn đoán như thế nào và liệu âm thanh tiếng chim hót có thể được sử dụng để ngăn ngừa rối loạn tâm thần hay không.

Tạp chí chuyên ngành Neuroscience News đưa tin rằng, trong một cuộc thảo luận về nghiên cứu mới trên, tác động của việc di dân lớn đến các thành phố, vốn có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần, ngày càng tồi tệ. Bên cạnh đó, cuộc sống của các loài chim đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quá trình đô thị hóa, về việc mất môi trường sống và các tác động tiêu cực khác như ô nhiễm tiếng ồn làm mất phương hướng.

Báo The Swaddle (Đức) khuyến cáo, con người nên coi đây là một lời cảnh báo để bảo vệ đa dạng sinh học để người dân thành phố không phải tiếp cận tiếng chim hót qua phương tiện kỹ thuật số.

Cập nhật: 22/11/2022 SKĐS
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video