Nghiên cứu phương thức mới tiêu diệt mầm bệnh sốt rét trong gan

Nhằm tìm ra phương cách hữu hiệu loại trừ căn bệnh sốt rét nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, các nhà khoa học quốc tế đã thử nghiệm cách tiếp cận mới, tiêu diệt các ký sinh trùng sốt rét ngay từ giai đoạn ủ bệnh, khi các ký sinh trùng này mới chỉ ký sinh trong gan. Đây là phương thức mà cho đến nay chỉ rất ít nhà khoa học nghiên cứu.

Bà Elizabeth Winzeler, Giáo sư Dược thuộc Đại học Y San Diego thuộc trường Đại học California (Mỹ), khẳng định thông thường các nhà khoa học chỉ tập trung nghiên cứu các loại thuốc có thể chữa bệnh sốt rét bởi rất khó nghiên cứu ký sinh trùng sốt rét khi mới chúng mới chỉ ở trong giai đoạn đầu ủ bệnh.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã lấy ký sinh trùng trên hàng trăm nghìn con muỗi - vật chủ mang ký sinh trùng sốt rét truyền cho người. Mỗi ký sinh trùng được lấy ra đều được để riêng trong mỗi ống nghiệm và được sử dụng các hợp chất hóa học khác nhau nhằm tiêu diệt các ký sinh trùng này khi chúng mới ở trong gan.


Bệnh sốt rét do các ký sinh trùng Plasmodium gây ra.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khoảng 500.000 cuộc thử nghiệm kiểu này. Sau khoảng 6 năm nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện 631 hợp chất hứa hẹn trở thành nền tảng để sản xuất các loại thuốc mới có thể ngăn chặn bệnh sốt rét.

Nhằm đẩy nhanh nỗ lực này, các nhà khoa học đã công bố công trình nghiên cứu của mình trên tạp chí chuyên ngành Science số ra ngày 6/12 để cộng đồng khoa học có thể cùng nghiên cứu hướng phát triển, sớm tìm ra loại thuốc mới an toàn cho người dùng và ngăn chặn hiệu quả ký sinh trùng sốt rét bị giải phóng khỏi gan, thâm nhập vào mạch máu.

Bệnh sốt rét do các ký sinh trùng Plasmodium gây ra. Muỗi cái Anopheles bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium khi đốt sẽ truyền bệnh cho người. Sau đó, các ký sinh trùng này sẽ cư trú và sinh sôi, phát triển tại gan. Đến một lượng nhất định, tế bào gan sẽ vỡ ra và giải phóng những ký sinh trùng thế hệ mới vào máu. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng, sốt, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, run và đổ mồ hôi. Nếu không được chữa trị trong trường hợp mắc ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, thường xuất hiện ở châu Phi, người bệnh sẽ bị thiếu máu, suy gan, suy thận, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

Trong báo cáo hồi tháng trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định việc phòng, chống căn bệnh sốt rét trên phạm vi toàn cầu không đạt nhiều tiến triển. Thậm chí số bệnh nhân sốt rét trong năm 2017 còn tăng tới thêm 2 triệu ca so với năm 2016 lên 219 triệu người. Số trường hợp tử vong là 435.000, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi ở châu Phi.

Bất chấp hàng tỷ USD đã được chi ra, song thế giới vẫn chưa tìm thấy phương thức thực sự hiệu quả để chống lại căn bệnh này. Theo kế hoạch, vaccine phòng chống sốt rét cho trẻ em - mang tên RTS,S - sẽ được phân phát tại 3 nước châu Phi trong năm 2019, dù loại vaccine này chỉ có thể giảm được 40% nguy cơ mắc sốt rét sau 4 liều.

Cập nhật: 12/12/2018 Theo TTXVN/Báo Tin Tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video