Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Dưới đáy biển thuộc đông nam nước Mỹ, các nhà khoa học tìm thấy những loài động vật kỳ lạ như cá thằn lằn sở hữu cơ quan sinh dục của cả hai giới hay loài cá có cú đớp nhanh như điện.

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ và công bố những hình ảnh kinh ngạc về sự sống dưới biển. Trong số đó có loài cá thằn lằn kỳ lạ tại độ sâu 1.771 mét.

Họ mô tả loài cá này thuộc chi bathysaurus, phần đầu có màu nhợt nhạt, đôi mắt đen vô hồn và hàm răng lởm chởm sắc nhọn.

Theo National Geographic, mỗi cá thể cá thằn lằn sở hữu cơ quan sinh dục của cả hai giới tính - cho phép chúng kết đôi với mọi đồng loại dễ dàng. Chúng có thể dài hơn nửa mét và thường nằm mai phục để săn mồi.

Thiết bị lặn còn tìm thấy một sinh vật màu hồng cam rực rỡ cùng một loài hải quỳ họ chưa từng nhìn thấy.


Cá thằn lằn có thể đạt chiều dài hơn nửa mét - (Ảnh: NOAA).

Những sinh vật này đã từng được ghi nhận trong một vụ lở đất lớn dưới đáy biển gọi là Currituck Landslide, một phần khá lớn của dốc lục địa đã tách ra và trượt xuống độ sâu hơn 2.000 mét.

Ngoài ra nhóm nghiên cứu cũng lần đầu ‘chạm mặt’ Mola mola, tên khác của Cá mặt trời tại khu vực này trong năm 2018.

Không thể không kể đến một chú mực đáng yêu với hình dạng như bánh bao, còn được biết đến với tên mực đuôi ngắn. Nhưng trên thực tế, chúng chẳng phải họ hàng gần với loài mực thông thường, theo NOAA.

Nhóm nghiên cứu mô tả: "Chúng có vây bơi với khả năng bám chặt xuống đáy biển khi ẩn nấp, giúp chúng khó bị phát hiện".

Cuối cùng là một loài cá săn mồi với cái tên khá "oách": chuẩn úy Đại Tây Dương (Atlantic Midshipman). Chúng tung cú đớp nhanh như điện để tóm gọn con mồi.

Quá trình này diễn ra rất nhanh, và nhóm nghiên cứu chỉ nhìn rõ khi phát chậm đoạn phim. Theo họ, đây là một trong những loài cá sở hữu cú đớp nhanh nhất.


Một loài hải quỳ chưa từng được nhìn thấy - (Ảnh: NOAA).


Nhóm khoa học cho đây là một "tập đoàn" nhiều thủy tức sống cùng nhau - (Ảnh: NOAA).


Mực đuôi ngắn ngụy trang dưới đáy biển và cá mặt trời - (Ảnh: NOAA).


Mực đuôi ngắn - (Ảnh: NOAA).


Cá Atlantic Midshipman với khả năng nuốt mồi cực nhanh - (Ảnh: NOAA).

Cập nhật: 16/07/2018 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video