Ngôi đền tiết lộ nguồn gốc đạo Phật ở Trung Quốc

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi đền có từ cách đây hơn 1.500 năm, ở rìa sa mạc Taklimakan, thuộc phía Tây Bắc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.

Đền mang tên Tuopulukedun cao 2,25 m, rộng 2 m, với tường bao cao khoảng 1,3 m. Ngôi đền được làm từ gỗ, bùn và có những bức hoạ miêu tả phái Đại Thừa trên 4 bức tường. Một bức tượng phật cao 0,65 m nằm ở trung tâm ngôi đền. Nằm ở phía Bắc là những bức tượng phật với vai rộng và eo nhỏ.

Đến nay, ngôi đền này được coi là nhỏ nhất từng được phát hiện trên thế giới, Wu Xinhua, tại Viện khảo cổ Trung Quốc cho biết. "Đó cũng là ngôi đền cổ duy nhất ở sa mạc Taklimakan còn tương đối nguyên vẹn với bức hoạ trên tường còn rõ nét", Wu nói.

Khoảng 3.000 năm trước, vương quốc Yutian ra đời ở rìa phía Nam sa mạc Taklimakan - sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc và lớn thế 2 trên thế giới. Đạo Phật được đưa vào vương quốc Yutian từ thời đó.

Dòng họ Yuchi, bắt đầu trị vì Yutian khoảng 2.000 năm trước, rất tôn sùng đạo Phật và cố gắng đẩy mạnh tín ngưỡng này bằng cách xây nhiều đền chùa. Từ đó phái Đại Thừa cũng được đưa vào vùng nội địa Trung Quốc.

Một phần bức hoạ trên tường

Vào giữa thế kỷ thứ 8, vương quốc Kalahan ở phía Tây sa mạc Taklimakan đã phát động một cuộc chiến tranh tôn giáo chống lại Yutian và đánh bại vương triều này vào năm 1006. Từ đó, đạo Hồi được đưa vào và trở nên thịnh hành. Rất nhiều đền chùa được xây từ thời Yutian bị phá huỷ trong hơn 1.000 năm qua.

Ngôi đền Tuopulukedun đã bị chôn dưới cát trong khoảng 1.500 năm và gần đây mới được một người chăn bò tình cờ phát hiện. Các nhà khảo cổ ở Viện khoa học xã hội Trung Quốc đã tiến hành khai quật khu vực trong vòng bán kính 100 m quanh ngôi đền từ 30/9 đến 12/10 năm nay, nhưng không tìm thấy di tích giá trị nào khác.

Đền Tuopulukedun đã mở ra một cánh cửa giúp các nhà khảo cổ nghiên cứu vương triều Yutian cổ đại. Hình dáng, cấu trúc ngôi đền, các bức hoạ trên tường và những di tích khác cũng có giá trị quan trọng trong việc nghiên cứu đạo Phật và nghệ thuật bích hoạ thuộc triều đại Yutian, cũng như việc phát triển đạo Phật ở Tây Bắc Trung Quốc và trong lục địa Trung Quốc.

Ngôi đền cũng là bằng chứng về sự trao đổi văn hoá Đông Tây trên con đường tơ lụa, một đầu mối giao thương quan trọng nối Trung Quốc với châu Á trong hơn 2.000 năm.

Cách ngôi đền 500 m về phía Tây là một con mương rộng 30 m chạy theo hướng Nam Bắc. Khu vực dọc theo con mương từng là trung tâm vương quốc Bimo, một vương triều nhỏ được xây dựng trên một ốc đảo, sau đó bị nhà Yutian chiếm đóng. Con mương được người dân địa phương gọi là Damagou. Wu cho biết cái tên Damagou thực chất bắt nguồn từ tiếng Phạn, có nghĩa là "Bể chứa những bài giảng của Đức Phật".

Các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra một lượng lớn di vật quanh khu vực Damagou chứng thực lịch sử của vương triều Yutian và lịch sử khu vực phía Nam Tân Cương.

M.T. (theo Tân Hoa Xã)

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video