Ngôi mộ kỳ lạ nhất thời Hán: Không hài cốt, không châu báu, nhưng thứ bên trong còn quý giá hơn vàng bạc

Sau hàng nghìn năm thất lạc, chúng lại trở về!

Vào những năm 1980, một ngôi mộ tại Hồ Bắc đã phanh phui câu chuyện bị chôn vùi, lật tẩy nhận thức lịch sử của thế giới khiến các nhà khảo cổ phương Tây liên tục cho rằng điều đó là không thể.

Từ năm 1983, các nhà khảo cổ đã tìm ra ngôi mộ của người Hán ở núi Trương Gia, Giang Lăng, Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngôi mộ này khá đặc biệt vì không có dấu vết của xác chết hay vàng ngọc và các di vật văn hóa khác, bên trong toàn là những tấm nan tre của người Hán.

Sau một thời gian phục chế, những chiếc nan tre này đã được xử lý và sắp xếp thành sách. Sau nửa năm giải mã, các chuyên gia về ký tự cổ đã nhận ra chúng chính là hai cuốn sách kỳ lạ đã thất lạc hàng nghìn năm. Hơn nữa, giá trị của hai cuốn sách này cũng không kém gì Kim Lũ Ngọc Y hay bộ quần áo lụa của Tân Truy phu nhân. Vàng bạc làm sao sánh nổi!

Một cuốn được gọi là "Dẫn Thư" và cuốn còn lại là "Toán Sổ Kinh". Hai cuốn sách này không liên quan gì đến kinh điển của Nho giáo, chúng là hai công trình khoa học thời Tây Hán về y học và toán học.

Tại sao hai công trình khoa học này lại khiến giới học giả hải ngoại ngạc nhiên đến vậy?

Cuốn "Dẫn Thư" giải thích cặn kẽ các phương pháp hướng dẫn từng tư thế và cách điều trị bệnh, đồng thời phân tích nguyên nhân gây bệnh cho con người, ngoài ra còn mô tả phương pháp tập luyện với dụng cụ. vẫn hữu ích cho xã hội ngày nay.

"Dẫn Thư" có tổng cộng có 112 phiếu tre, 3235 ký tự, xét từ nội dung, ghi chép của các tài liệu lưu truyền và các ngôi mộ khai quật được, cuốn sách được viết vào thời Chiến Quốc.

Nội dung của nó có thể được chia thành ba phần. Đầu tiên là giải thích về việc giữ gìn sức khỏe bốn mùa. Thứ hai là giải thích về lý thuyết bảo toàn sức khỏe. Thứ ba là ghi lại kỹ thuật hướng dẫn và phương pháp sử dụng để chữa bệnh.


Cuốn sách đặc biệt nhất khiến các chuyên gia quan tâm là "Toán Sổ Kinh". (Hình minh họa: Kknews)

Ngoài ra, cuốn sách còn ghi chép về kỹ thuật như phẫu thuật trật khớp hàm dưới và hô móm. Điều này cho thấy sự khởi đầu của y học loài người.

Trong đó, cuốn sách đặc biệt nhất khiến các chuyên gia quan tâm là "Toán Sổ Kinh". Cuốn sách chuyên khảo về số học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là "Cửu chương toán thuật", đây là thành tựu của toán học của Trung Quốc cổ đại trong bộ "Thập tự thư" và được cho là đi trước Châu Âu hàng thế kỷ.

Tuy nhiên, "Toán Sổ Kinh" được tìm thấy trên ở Hồ Bắc có sớm hơn "Cửu chương toán thuật" khoảng 200 năm.

Theo quan điểm của các nhà khảo cổ học, "Toán Sổ Kinh" có các kiến ​​thức toán học, như: cộng, trừ, nhân, chia, tính đường kính,... Vì lý do này, ông Lý Học Cần, giáo sư Lịch sử tại Đại học Thanh Hoa khẳng định đây là "một khám phá lớn trong lịch sử toán học Trung Quốc"!

Các học giả phương Tây vẫn còn nhiều tranh cãi về lịch sử ra đời những cuốn sách này thậm chí gọi là bất khả thi. Mặc dù toán học và y học Trung Quốc tiếp tục phát triển sau thời Tây Hán, nhưng lại chậm hơn nhiều so với thời Xuân Thu, Chiến Quốc.

Tại sao vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc, các nền văn minh đều có bước phát triển "đi tắt đón đầu" nhưng sau đó lại bước vào thời kỳ chậm chạp, đây thực sự là một hiện tượng lịch sử chưa thể lý giải.

Cập nhật: 16/08/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video