Ngôi mộ tồi tàn là nơi chôn vị vua hoang dâm, tàn bạo bậc nhất Trung Hoa?

Ngôi mộ tồi tàn được tìm thấy ở một bãi đất trống đã khiến không ít người động lòng thương cảm. Ấy vậy mà chủ nhân ngôi mộ lại một nhân vật không hề tầm thường.

Lăng mộ cổ tồi tàn ở bãi đất hoang

Tại thôn Hoài Tứ thuộc phía tây bắc Dương Châu (Trung Quốc), vẫn luôn tồn tại ở đó một khoảng đất màu vàng úa mà suốt bao năm qua không một người dân nào bén mảng hay động chạm đến. Theo lời người dân, bãi đất đó cứ đứng trơ trọi như vậy, cỏ dại mọc um tùm, nhìn rất thê lương.

Mãi cho đến năm 2013, trong quá trình khởi công một dự án bất động sản ở thị trấn Tây Hồ - tỉnh Dương Châu, một chiếc máy xúc đã vô tình đào lên những vật liệu rất cứng. Sau đó, đội xây dựng phát hiện dấu tích của một lăng mộ được chôn dưới lòng đất nên lập tức tạm dừng dự án và báo với chính quyền thành phố.


Hai ngôi mộ trong lăng mộ được tìm thấy ở bãi đất hoang. (Hình ảnh: Baidu).

Rất nhanh, các nhà khảo cổ đã đến đây và quả thực phát hiện ra một lăng mộ cổ bao gồm hai ngôi mộ nhưng cả hai phần mộ này vô cùng tồi tàn, thậm chí còn không bằng nơi an nghỉ của một phú ông bình thường thời cổ đại.

Tổng diện tích lăng mộ này chỉ khoảng 41 mét vuông, bao gồm năm phần: Mộ thất chính rộng 3.84 mét vuông, nhĩ thất phía đông và phía tây có chôn cất thi thể một người phụ nữ, hành lang và mộ đạo.

Ở mộ thất chính, di hài đã không còn mà chỉ còn lại hai chiếc răng, và thi thể của người phụ nữ giữ được nguyên vẹn hơn cao khoảng 1,5 mét và khoảng 56 tuổi.

Những viên gạch lát trong hai ngôi mộ được các chuyên gia đánh giá là loại gạch chỉ tồn tại và được sử dụng trong cung điện ở cuối thời nhà Tùy. Ngoài ra họ còn phát hiện một vài di vật hoàng gia như đai lưng làm bằng ngọc và 4 cái tay nắm cửa sư tử bằng đồng.

Tùy Dạng Đế hoang dâm bậc nhất trong lịch sử?

Một bia đá được tìm thấy ở ngôi mộ phía tây đề dòng chữ "Tùy cố Dạng Đế mộ chí", tức là lăng mộ của hoàng đế Tùy Dạng. Những dòng chữ khắc trên bài vị này chính là chứng cứ chủ chốt chứng minh đây là mộ Tùy Dạng Đế và vợ của ông - Tiêu hoàng hậu.

Tùy Dạng Đế là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Tùy, ông luôn được hậu thế, đặc biệt là phim ảnh, khắc họa như một nhân vật "hoang dâm, tai tiếng bậc nhất lịch sử". Ông bị dân gian gán cho nhiều tiếng xấu như giết cha cướp ngôi, cưỡng đoạt mẹ kế hay thậm chí là mắc chứng ấu dâm.

Tuy nhiên các sử gia hiện đại cho rằng đây hầu hết là những lời thêu dệt vô căn cứ, Tùy Dạng Đế không hề giết cha vì cả gan để ý đến "mẹ kế". Vị vua này còn được nhìn nhận là một vị quân chủ có hoài bão song chính những chính sách tàn bạo của ông đã khiến dân chúng ghét bỏ, chủ động bôi xấu hình tượng thiên tử.


Hình tượng Tùy Dạng Đế và Tiêu Hoàng hậu trong phim ảnh. (Ảnh: Sohu).

Sinh thời, dù có tạo dựng được một số thành tựu nhất định như mở mang khoa cử, đẩy mạnh lưu thông đường thủy bằng kênh đào, nhưng nhìn chung Tùy Dạng Đế vẫn bị đánh giá là một trong những bạo chúa tồi tệ nhất, kẻ đã phá hủy công sức kiến lập triều đại thống nhất đất nước của vua cha Tùy Văn Đế và khiến cho triều Tùy đi đến diệt vong chỉ sau 2 đời.

Các chiến dịch thất bại của ông tại Cao Câu Ly, cùng với việc tăng thuế để tài trợ cho các cuộc chiến tranh và bất ổn dân sự do hậu quả của việc đánh thuế này cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của triều đại.

Càng về những năm tháng trị vì sau này, Tùy Dạng Đế bỏ bê chính sự, trọng dụng gian thần, xa lánh trung lương, lại tăng thuế nhằm phục vụ cho việc xây dựng những cung điện, vườn ngự xa hoa làm nơi hưởng lạc, bóc lột sức dân xây thành đắp sông, tuyển mộ hàng loạt tú nữ vào cung, đắm chìm tửu sắc. Kết cục là "thiên hạ chết bởi lao dịch".


Khung cảnh khi khai quật lăng mộ của Tùy Dạng Đế. (Hình ảnh: Lsbkw).

Ngoài ra, ông còn nhiều lần đưa ra ý chỉ tiến công Lâm Ấp (Chiêm Thành), Cao Câu Ly... khiến quân tướng tổn hao, lòng dân oán hận. Sau này, quần hùng nổi dậy khởi nghĩa kháng Tùy, triều Tùy dần đi vào con đường suy vong. Những năm tháng cuối đời của Tùy Dạng Đế cuối cùng cũng rất tang thương.

So với nhiều lăng mộ khác của các bậc quân vương, lăng mộ của Tùy Dạng Đế quả thực nhỏ hơn rất nhiều lần. Hơn nữa đồ tùy táng cũng không có chút gì xa hoa đáng giá như vàng bạc hay châu báu.

Lý do được các nhà khảo cổ học Trung Quốc đưa ra là có thể do vị hoàng đế này băng hà đột ngột khi đang ở Dương Châu trong một cuộc đảo chính, và người ta không có thời gian để xây dựng một ngôi mộ lớn.

Cập nhật: 17/11/2021 Theo Báo Tổ Quốc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video