Ngôi sao mà ai cũng bỏ lỡ

Một đài thiên văn tia X đã phát hiện một vì sao nổ tung trong giải Ngân Hà, tuy nhiên những người quan sát sao lại không hề nhận thấy sự kiện này.

Tính toán chỉ ra rằng luồng sáng đột ngột của vì sao hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng không ai báo cáo điều gì cho đến khi kính viễn vọng XMM-Newton thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu phát hiện sự bùng lên đột ngột của tia X vũ trụ.

Ngày 9, tháng 10, 2007 khi đổi hướng mục tiêu, XMM-Newton đi qua một nguồn tia X sáng chói mà không ai ngờ tới. Nguồn sáng này không được liệt kê trong bất cứ danh sách tia X nào trước đây, tuy nhiên vật thể bí ẩn đã chiếu sáng tầm nhìn vũ trụ của XMM-Newton.

Sao mới hiện V598 Puppis, được phát hiện một cách ngẫu nhiên bởi XMM-Newton. Đường viền của tia X, chỉ rõ vị trí của sao mới xuất hiện, được tráng trên tập hợp ảnh (hồng ngoại, đỏ và xanh) từ Cơ quan điều tra bầu trời SuperCOSMOS (SSS), Đài thiên văn Royal, Edinburg. Ảnh: Credit: ESA/XMM-Newton/EPIC/SSS.

Nhóm XMM-Newton đã tìm kiếm 3 ứng cử viên có khả năng tại vị trí này, bao gồm một vì sao mờ chỉ được biết đến với số hiệu USNO-A2.0 0450-03360039. Andy Read thuộc đại học Leicester và Richard Saxton thuộc Trung tâm thiên văn học vũ trụ châu Âu của ESA (ESAC), Tây Ban Nha, đã nhanh chóng gửi thư điện tử đến các nhà thiên văn học khác về nguồn tia X mới được phát hiện.

Điều tra thêm

Các nhà thiên văn học đã sử dụng kính viễn vọng Magellan-Clay 6.5 mét tại đài thiên văn Las Campanas, Chilê, và nhận thấy rằng USNO-A2.0 0450-03360039 sáng gấp 600 lần bình thường. Việc phân tích ánh sáng từ nguồn giúp họ phân loại vật thể nói trên vào loại sao mới xuất hiện.

Sao mới thường xuất hiện khi một sao nhỏ và đặc, gọi là sao trắng, hấp thu khí từ một sao gần đấy. Khí tích tụ trên sao trắng cho đến khi một phản ứng hạt nhân xuất hiện giải phóng một lượng năng lượng lớn, khiến cho sao trắng nổ tung và phát sáng dữ dội.

Góc nhìn nghệ thuật của XMM-Newton. Ảnh: C. Carreau - ESA

Điều đó dẫn tới một vấn đề khó hiểu. Vụ nổ theo dạng này không giải phóng tia X ngay lập tức, vì các đám mây được tạo ra bởi các mảnh vụn từ vụ nổ tạm thời che khuất tia X. Vì vậy, mặc dù không ai báo cáo nhưng vụ nổ phải xảy ra nhiều ngày trước khi XMM-Newton phát hiện ra tia X,

Các nhà thiên văn học nghiệp dư và chuyên nghiệp tìm ngôi sao mới phát hiện bằng cách thường xuyên quan sát bầu trời buổi đêm để tìm kiếm các vì sao hoặc các vật thể phát sáng đột ngột – tuy nhiên không chỉ có con người mới quan sát bầu trời. Saxton đã liên lạc với dự án All Sky Automated Survey và yêu cầu các nhà thiên văn học kiểm tra dữ liệu của họ. Họ nhận thấy rằng quá trình hình thành sao mới xảy ra vào ngày 5, tháng 6, 2007, và nó đủ sáng để có thể quan sát bằng mắt thường.

Saxton cho biết: “Bất cứ ai đi ra ngoài buổi tối hôm đó và nhìn về phía chòm sao Puppis đều có thể nhìn thấy hiện tượng này”.

Vẫn theo dõi

Sao mới hiện bây giờ có tên chính thức là V598 Puppis và trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất trong gần một thập kỷ, mặc dù không hề được phát hiện trong thời kỳ rực rỡ nhất. Khi thông tin về sự tồn tại của nó được truyền đi, nỗ lực toàn cầu để dò tìm ánh sáng đang mất dần đi của nó trở nên hết sức mạnh mẽ.

Bản đồ thiên hà cho thấy tất cả các vật thể do XMM-Newton quan sát được, một trong số đó là sao mới xuất hiện V598 Puppis. Bản đồ này được mã hóa màu, những nguồn năng lượng thấp có màu đỏ và những nguồn năng lượng lớn hơn có màu xanh. Đồng thời, nguồn sáng hơn được biểu thị lớn hơn trên bản đồ. Biểu đồ này nằm trong tọa độ vũ trụ (trung tâm của biểu đồ trùng với trung tâm của giải Ngân Hà). Ảnh: ESA/XMM-Newton/EPIC (R. Saxton et al.)

Read cho biết: “Đột nhiên hàng loạt dữ liệu về sao được thu thập. Với công việc như thế này, đóng góp của cộng đồng nghiệp dư cũng quan trọng không kém giới chuyên nghiệp”.

Câu chuyện có một kết cục tốt đẹp nhờ XMM-Newton, kính viễn vọng che phủ 30% bầu trời và đã ghi chép 7.700 nguồn tia X. Tuy nhiên, sự kiện trên đã khiến các nhà thiên văn học băn khoăn liệu có các khám phá khác không hề được chú ý đến hay không.

Trà Mi (Theo LiveScience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video