Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Theo Independent, Tim Friede là người thành phố Fond du Lac, bang Wisconsin, Mỹ. Người đàn ông 37 tuổi này bị ám ảnh bởi việc có hơn 10.000 người trên thế giới mỗi năm bị tử vong do rắn độc cắn nên quyết tâm tự cho rắn độc cắn vào người để tìm ra chất chống lại nọc rắn.

Trong 16 năm qua, Friede đã cho các loài rắn độc cắn vào người đến hơn 160 lần và tuyên bố sẽ không dừng lại việc tìm ra vắc xin phòng ngừa chất độc do rắn cắn cho dù ông gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Barcroft Media hôm 20/1 đăng đoạn video có cảnh Friede cho hai loài cực độc là rắn mamba đen và rắn taipan cắn vào tay. Đây là loài rắn độc dài nhất và di chuyển nhanh nhất châu Phi có thể giết chết một người trưởng thành chỉ sau 20 phút nếu không được chữa trị kịp thời. Rắn Mamba đen cũng là loài rắn độc phổ biến và nguy hiểm nhất châu Phi. Người dân bản địa gọi vết cắn của loài rắn này là 'nụ hôn của thần chết' để nói về mức độ nguy hiểm của chúng. Thế nhưng Tim Friede lại để cho con rắn độc cắn vào ngón tay lẫn cổ tay của mình nhưng không hề hấn gì. Ông nói cảm thấy tuyệt vời dù trải qua cảm giác "bị đau nhói bên trong cơ thể".


Tim Friede đang cho rắn cắn lên tay mình. (Ảnh chụp từ video).

Ngoài hai loài rắn độc trên, Friede còn nuôi trong nhà hai loài rắn độc chết người khác là rắn đuôi chuông và rắn hổ mang. Năm 2011, Friede hôn mê suýt chết khi hai lần cho rắn hổ mang cắn vào người.

"Tự tiêm nọc độc bằng cách cho rắn cắn vào người là vô cùng nguy hiểm đối với trường hợp như Friede đang thực hiện", tiến sĩ Rachel Currier làm việc tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London, Anh, cho biết.

Bà Currier cho hay muốn tìm thuốc giải nọc rắn phải trải qua quá trình nghiên cứu và am hiểu về các thành phần độc tố khác nhau có trong nọc rắn.

Ngoài 10.000 trường hợp người chết mỗi năm do rắn độc cắn, còn có khoảng 40.000 nạn nhân sống sót nhưng để lại thương tật vĩnh viễn.

Cuộc sống riêng của Friede bị ảnh hưởng trong quá trình nghiên cứu tìm ra vắc xin kháng nọc rắn. Vợ ông quyết định ly hôn năm 2015 sau gần 20 năm gắn bó do không chịu nổi "sở thích nghiên cứu nọc rắn" của Friede.

Anh cho biết mặc dù phải trải qua cảm giác "bị đau nhói bên trong cơ thể" sau vết cắn của rắn độc Mamba nhưng anh cảm thấy rất tuyệt vời. Anh vẫn sẽ tiếp tục với đam mê và lý tưởng của mình cho dù người thân ngăn cấm (người vợ của anh đã ly dị vì không chịu nổi đam mê này).

Anh nói: "Tôi mong rằng mình sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra một loại vắc xin nhằm ngăn chặn việc 125.000 người chết vì rắn độc cắn mỗi năm. Trong số đó, đa phần các nạn nhân đều là người nghèo ở châu Á và châu Phi".

Những video để rắn độc cắn do Friede đăng trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của kỹ sư miễn dịch người Mỹ Jacob Glanville, bộ não phía sau Centivax. Thông qua làm việc với Centivax, Glanville hy vọng có thể giúp người dân trên khắp thế giới thoát khỏi ảnh hưởng của dịch bệnh. Ưu tiên hàng đầu trong danh sách của ông là nọc độc rắn. Cùng với Freide, Glanville đang tìm cách sản xuất chất kháng nọc độc phổ dụng.

Glanville và Friede muốn tạo cuộc cách mạng hóa, sử dụng kháng thể của Friede, nhắm vào miền liên kết với protein mà những loài rắn nguy hiểm nhất đều có. Một trong những kháng thể của Friede có tên gọi Centi-LNX-D9 đặc biệt đáng quan tâm. Trong các thí nghiệm với chuột, Centi-LNX-D9 có tác dụng vô hiệu hóa toàn bộ nọc độc của rắn hổ đất, rắn mamba đen, rắn cạp nia biển môi vàng, rắn hổ mang Ai Cập, rắn hổ mang Cape, rắn hổ mang Ấn Độ và rắn hổ mang chúa.

Glanville chia sẻ, ông sẽ tiến hành thử nghiệm hợp chất kháng nọc độc phổ dụng ở người trong vòng hai năm nữa và đưa sản phẩm ra thị trường sau 3 năm. Hợp chất này có thể được sản xuất ở dạng liều tiêm lưu trữ ở nhiệt độ phòng tại phòng y tế trên cánh đồng.

Ngoài mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư ở nông thôn, hợp chất kháng nọc độc phổ dụng mà Glanville đang phát triển sẽ giúp ích cho quân đội ở những khu vực rắn độc nguy hiểm phát triển mạnh. Đây có thể là động lực để các công ty dược sản xuất sản phẩm ở quy mô lớn, giúp giảm chi phí và đưa sản phẩm đến với những người cần nó nhất ở giá thành rẻ.

Cập nhật: 28/06/2024 Theo VnExpress/Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video