Người cổ đại cũng khoan răng

Những lỗ khoan trong răng được soi dưới kính hiển vi. (Ảnh: BBC)

Người dân thời kỳ đồ đá ở Pakistan đã sử dụng những cái khoan làm từ đá lửa để chữa răng vào 9.000 năm trước. 

Những chiếc răng được tìm thấy trong một nghĩa địa thời kỳ đồ đá mới ở Mehgarh tại tỉnh Baluchistan, Pakistan, cho thấy rõ dấu vết của lỗ khoan. Cuộc phân tích răng cho thấy các nha sĩ thời tiền sử đã từng chữa bệnh đau răng bằng cái khoan làm từ đá lửa.

Những chiếc răng cho thấy công cụ đã rất hiệu quả trong việc loại bỏ tuỷ thối rữa. Khoảng 11 chiếc răng bị khoan được tìm thấy.

"Đường mép mịn trên những lỗ khoan chứng tỏ việc khoan răng được thực hiện trên người sống và họ tiếp tục nhai sau khi được chữa răng", nhà nghiên cứu Roberto Macchiarelli tại Đại học Poitiers, Pháp, nói.

Hoạt động chữa răng này ở Mehrgarh kéo dài trong 1.500 năm cho đến khi nó bị cấm ở khu vực.

Những đầu mũi khoan bằng đá lửa được tìm thấy khắp nơi ở Mehrgarh, lẫn trong số những hạt vòng làm bằng xương, vỏ ốc và ngọc lam. Các tác giả cho rằng kỹ năng khoan răng cũng do chính các thợ thủ công làm tràng hạt phát triển ra.

M.T.

Theo BBC, VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video