Người có não to sẽ thông minh hơn, nhớ lâu hơn?

Dựa trên kho dữ liệu khổng lồ, các nhà khoa học đã tìm ra lời giải cho câu hỏi trong gần 200 năm qua này.

Trong suốt hơn 200 năm qua, các nhà khoa học không ngừng nỗ lực tìm kiếm mối quan hệ giữa não bộ và trí thông minh. Họ bắt đầu từ những phương pháp thô sơ nhất như đo thể tích hay chu vi hộp sọ. Trong vài thập kỉ trở lại đây, khi máy chụp cộng hưởng từ MRI xuất hiện giúp đo lường bộ não một cách chính xác thì các cuộc nghiên cứu trở nên tinh vi hơn.

Tuy nhiên, mối liên hệ giữa sự thông minh và kích thước não bộ vẫn chưa rõ rệt và còn mơ hồ do những nghiên cứu được công bố còn mang tính khá chủ quan.

Mối liên hệ giữa kích thước não và khả năng tư duy nhận thức

Giáo sư Gideon Nave (thuộc đại học Pennsylvania's Whartin) và Giáo sư Philipp Koellinger (thuộc đại học Vrije Universiteit Amsterdam) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu quy mô lớn nhất trong lịch sử để làm rõ mối liên hệ này.


Tổng khối lượng não có tỉ lệ thuận với khả năng nhận thức và tiếp thu. (Ảnh: Shutterstock).

Họ sử dụng dữ liệu của MRI (bao gồm kích thước bộ não và kết quả kiểm tra khả năng tiếp thu, hành vi nhận thức của 13,600 người tham gia) để nghiên cứu. Kết quả cho thấy: Có sự liên hệ giữa thể tích não bộ và bài kiểm tra nhận thức. Tuy nhiên, phát hiện này vẫn đi kèm với những điều kiện nhất định cho trước.

"Sự liên kết có tồn tại. Trung bình, một người có bộ não lớn hơn sẽ có xu hướng thực hiện bài kiểm tra nhận thức tốt hơn so với một người có bộ não nhỏ hơn. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ bức tranh. Đối với bài kiểm tra khả năng tiếp thu, ảnh hưởng của kích thước não bộ tới kết quả làm bài kiểm tra nhỏ hơn so với bài kiểm tra nhận thức", Nave cho biết.

Theo Giáo sư Koellinger, điều này nhấn mạnh rằng kích thước não bộ chỉ chiếm 2%, bài kiểm tra nhận thức còn phụ thuộc vào các yếu tố khác ngoài kích thước não bộ (chiếm 98%). Tuy nhiên, tác động của kích thước não bộ là đủ mạnh để kì vọng các nghiên cứu khác trong tương lai có thể làm sáng tỏ mối quan hệ giữa bộ não và nhận thức. "Chúng tôi cho rằng cuộc nghiên cứu của chúng tôi dù nhỏ nhưng đóng góp quan trọng cho ngành Khoa học tâm lý", ông nhấn mạnh.

Nếu có nhiều nơ-ron hơn, bạn sẽ có trí nhớ tốt hơn

Nghiên cứu dựa trên tập dữ liệu khổng lồ chứa thông tin của hơn nửa triệu người Vương quốc Anh - UK Biobank.

Koellinger cho biết: "Quy mô và dữ liệu khổng lồ (lớn hơn 70% tất cả các nghiên cứu trước gộp lại) này cho phép chúng tôi kiểm tra mối tương quan giữa kích thước não và khả năng nhận thức với độ tin cậy cao hơn”.

Để đo lường khả năng nhận thức, những người tham gia nghiên cứu được hướng dẫn làm các bài test về khả năng tư duy logic, ghi nhớ và phản xạ mà không dựa trên những kiến ​​thức mà họ đã có được theo thời gian vì điều này không thể đánh giá chính xác về khả năng nhận thức chung.

Ngay cả khi các yếu tố khác như chiều cao, tình trạng kinh tế xã hội và gene di truyền được kiểm soát, kết quả cho thấy tổng khối lượng não có tỉ lệ thuận với khả năng nhận thức và tiếp thu.

Nave phát biểu: "Tương tự một chiếc máy tính, nếu có nhiều transistor (một linh kiện bán dẫn trong điện tử) hơn, bạn có thể tính toán nhanh hơn và truyền tải nhiều thông tin hơn. Một phần nào đó trong bộ não cũng vậy, nếu bạn có nhiều nơ-ron hơn, bạn sẽ có trí nhớ tốt hơn, hay có thể hoàn thành nhiều công việc một lúc".


Có sự khác biệt đáng kể giữa kích thước bộ não của nam giới và nữ giới. (Ảnh: Getty).

Một trong những phát hiện đáng chú ý là có sự khác biệt đáng kể giữa kích thước bộ não của nam giới và nữ giới, song điều này không ảnh hưởng đến khả năng nhận thức chung. Vỏ não phụ nữ (lớp ngoài của phần phía trước của não) có xu hướng dày hơn ở nam giới. Vì vậy, mặc dù có bộ não tương đối nhỏ hơn, khả năng nhận thức giữa nam và nữ không có nhiều khác biệt.

Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng, việc đo lường khả năng nhận thức, độ thông minh, nhanh nhạy của một người là một nhiệm vụ khó khăn và kích thước bộ não chỉ là một rất phần nhỏ trong đó. Do vậy, khi đánh giá về độ thông minh của một người, không thể dựa hoàn toàn vào kích thước bộ não. "Chả ai nên đo kích thước đầu của ứng viên để tuyển dụng cả", Nave vui vẻ nói.

Trong tương lai, các nhà nghiên cứu có kế hoạch nghiên cứu sâu hơn, xác định liệu một số khu vực nhất định của bộ não hoặc kết nối giữa chúng có ảnh hưởng tới khả năng nhận thức hay không.

"Tưởng tượng rằng bạn có đầy đủ yếu tố sinh học cần thiết để trở thành một tay chơi golf hay quần vợt tuyệt vời, nhưng bạn không bao giờ có cơ hội để chơi. Thế là bạn không bao giờ nhận ra tiềm năng của bạn", Nave giả dụ.


Khi đánh giá về độ thông minh của một người, không thể dựa hoàn toàn vào kích thước bộ não. (Ảnh: Shutterstock).

Koellinger bổ sung: "Chúng tôi hy vọng rằng, nếu chúng ta có thể hiểu được các yếu tố sinh học có liên quan đến khả năng nhận thức, chúng ta có thể biết được chính xác môi trường như thế nào sẽ giúp con người đạt đến khả năng tiềm ẩn của họ. Nghiên cứu của chúng tôi chính là bước đệm đầu tiên".

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí uy tín Psychological Science. Đây được coi là nghiên cứu toàn diện và lớn nhất từ trước đến nay của loại hình này.

Cập nhật: 06/12/2018 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video