Người Neanderthal tuyệt chủng vì mắt quá to?

Một nghiên cứu đối với các hộp sọ của người Neanderthal hé lộ, giống người này bị tuyệt chủng vì sở hữu đôi mắt to hơn người hiện đại - tổ tiên của chúng ta.

Theo báo cáo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B Journal, người Neanderthal là họ hàng gần gũi với người hiện đại (Homo Sapien), từng sinh sống ở châu Âu cách đây khoảng 250.000 năm. Hai giống người đã cùng tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau một thời gian ngắn cho tới khi người Neanderthal bị tuyệt chủng cách đây khoảng 28.000 năm, một phần do kỷ băng hà.

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra giả thuyết rằng tổ tiên của người Neanderthal từng rời bỏ châu Phi và phải thích nghi với ban đêm dài hơn, tăm tối hơn cũng như ban ngày u ám hơn ở châu Âu. Kết quả là, người Neanderthal đã tiến hóa đôi mắt to hơn và vùng xử lý thị giác lớn hơn nhiều ở phía sau não của họ.


Hộp sọ của người Neanderthal 9trasi) cho thấy hốc mắt của họ lớn hơn
nhiều so với hốc mắt của người hiện đại - tổ tiên của chúng ta. (Ảnh: BBC)

Trong khi đó, do vẫn lưu lại châu Phi, người Homo sapien tiếp tục được tận hưởng những ngày tươi đẹp, sáng sủa và vì vậy không cần phải có sự biến đổi để thích ứng như trên. Thay vào đó, tổ tiên của chúng ta đã phát triển thùy trán - vùng não gắn với tư duy cấp độ cao hơn, trước khi vươn ra khắp toàn cầu.

Sau khi so sánh hộp sọ của 13 người Neanderthal và 32 người Homo sapien, nhà nghiên cứu Eiluned Pearce đến từ Đại học Oxford (Anh) nhận thấy, người Neanderthal sở hữu hốc mắt to hơn đáng kể, trung bình dài hơn 6mm tính theo chiều từ trên xuống dưới.

Mặc dù sự khác biệt kích thước mắt này có vẻ nhỏ nhưng bà Pearce khẳng định, nó đủ để người Neanderthal phải điều động nhiều phần của bộ não hơn để xử lý thông tin thị giác.

“Do người người Neanderthal tiến hóa để thích nghi với môi trường ở cao hơn, bộ não của họ phải dành nhiều phần cho thị giác và việc kiểm soát cơ thể hơn, khiến bộ não còn ít chỗ hơn cho các chức năng khác chẳng hạn như mạng xã hội”, bà Pearce nhấn mạnh.

Quan điểm này nhận được sự đồng tình của Giáo sư Chris Stringer, một thành viên khác trong nhóm nghiên cứu và cũng là chuyên gia về nguồn gốc loài người tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Anh.

“Chúng tôi rút ra kết luận rằng, người Neanderthal sở hữu vùng tri giác nhỏ hơn trong bộ não và điều này có thể đã hạn chế họ, kể cả khả năng hình thành các nhóm cư dân lớn hơn. Nếu bạn sống trong một cộng đồng lớn hơn, bạn cần có một bộ não lớn hơn để xử lý tất cả các mối quan hệ phát sinh thêm”, giáo sư Stringer lý giải.

Việc cấu trúc não tập trung nhiều hơn vào chức năng thị giác cũng có thể đã ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo và thích ứng với kỷ băng hà của người Neanderthal. Điều này được cho là đã góp phần dẫn tới sự tuyệt chủng của họ.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video