"Người ngoài hành tinh" có thể đến từ ngôi sao xa xôi, giống như Mặt trời

Vào đêm ngày 15 tháng 8 năm 1977, tín hiệu Wow phát ra chớp nhoáng trong kính viễn vọng vô tuyến. Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được nguồn gốc của nó và cho rằng, nó có thể đến từ một ngôi sao giống Mặt trời nằm cách xa 1.800 năm ánh sáng trong chòm sao Nhân Mã.

Alberto Caballero, một nhà thiên văn nghiệp dư, cho biết, SETI, chương trình tìm kiếm trí thông minh ngoài trái đất, đã lắng nghe các thông điệp có thể có từ các sinh vật ở thế giới khác kể từ giữa thế kỷ 20, theo NASA.


Một ngôi sao giống Mặt trời trong chòm sao Nhân mã.

Xuất hiện trong một cuộc tìm kiếm SETI tại kính thiên văn Big Ear của Đại học Bang Ohio, Wow, được nhà thiên văn học Jerry Ehman, phát hiện ra và tín hiệu này cực kỳ mạnh mẽ nhưng rất ngắn, chỉ kéo dài 1 phút 12 giây .

Khi nhìn thấy bản in của tín hiệu bất thường này, Ehman viết nguệch ngoạc chữ "Wow" trên giấy và đặt tên cho sự kiện này là Wow. Kính thiên văn Big Ear hiện đã được giải mã để tìm kiếm các thông điệp ở dải tần điện từ 1420.4056 megahertz, được tạo ra bởi nguyên tố hydro.

"Vì hydro là nguyên tố dồi dào nhất trong vũ trụ, nên rất logic khi đoán rằng, một nền văn minh thông minh trong dải Ngân hà của chúng ta muốn thu hút sự chú ý nên họ có thể phát tín hiệu báo hiệu bằng hoặc gần tần số của vạch hydro trung tính", Ehman viết trong báo cáo của mình.

Tuy nhiên, nhà thiên văn học Caballero cho biết, tín hiệu rất có thể đến từ một sự kiện tự nhiên nào đó chứ không phải người ngoài hành tinh, mặc dù các nhà thiên văn học đã loại trừ một số nguồn gốc có thể xảy ra như một sao chổi đi qua .

Caballero lưu ý rằng, trong những nỗ lực không thường xuyên của chúng ta để chào người ngoài Trái đất, con người chủ yếu tạo ra các chương trình phát sóng một lần, chẳng hạn như thông điệp Arecibo được gửi tới cụm sao hình cầu M13 vào năm 1974. The Wow có thể là một tín hiệu tương tự vậy.

Hiện nay hai máy thu của kính thiên văn Big Ear đang hướng về chòm sao Nhân Mã và nhà thiên văn học Caballero quyết định tìm kiếm trong danh mục các ngôi sao từ vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu để tìm kiếm các ứng cử viên khả thi.

Ông nói: “Tôi đã tìm thấy cụ thể một ngôi sao giống như Mặt trời, một vật thể được ký hiệu là 2MASS 19281982-2640123 cách chúng ta khoảng 1.800 năm ánh sáng có nhiệt độ, đường kính và độ sáng gần giống với ngôi sao đồng hành của chúng ta".

Với kết quả này, ông cho rằng, có thể là một ý kiến ​​hay khi tìm kiếm [ngôi sao] các hành tinh có thể sinh sống được và thậm chí cả các nền văn minh ngoài Trái đất.

Cập nhật: 23/05/2022 Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video