Theo một nghiên cứu mới, những người sống ở các khu vực lạnh hơn, ít nắng hơn thường uống nhiều rượu hơn những người sống ở những vùng ấm áp hơn.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Pittsburgh đã phát hiện ra rằng nơi bạn sống có thể ảnh hưởng tới lượng rượu bạn uống.
Rượu là một chất gây giãn mạch, làm tăng cảm giác ấm áp.
Tiến sĩ Ramon Bataller, tác giả cấp cao của nghiên cứu, cho biết: “Ai cũng cho rằng điều đó là đúng hàng thập kỉ, nhưng chưa có ai chứng minh nó một cách khoa học cả. Tại sao người sống ở Nga lại uống rượu nhiều vậy? Tại sao người sống ở Wisconsin lại uống nhiều rượu? Mọi người cho rằng đó là vì trời lạnh.
Nhưng chúng ta không thể tìm thấy một nghiên cứu nào liên hệ khí hậu với lượng rượu uống vào hay bệnh xơ gan do rượu. Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh một cách hệ thống rằng trên thế giới và ở Mỹ, tại những khu vực lạnh hơn và những khu vực ít nắng hơn, người ta uống rượu nhiều hơn và mắc bệnh xơ gan do rượu bia nhiều hơn”.
Rượu là một chất gây giãn mạch, làm gia tăng dòng máu nóng chảy tới da, làm tăng cảm giác ấm áp.
Dù cảm giác ấm áp này có thể dễ chịu với những người ở Bắc Cực, những người ở sa mạc Sahara có khả năng ít thích nó hơn.
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về việc tiêu thụ rượu khắp thế giới, và phát hiện một mối tương quan rõ ràng giữa số giờ nắng và lượng rượu tiêu thụ.
Đội nghiên cứu cũng thấy rằng khí hậu góp phần vào gánh nặng lớn hơn về bệnh về gan do rượu.
Các nhà nghiên cứu hi vọng phát hiện này sẽ tác động tới các sáng kiến chính sách tương lai nhằm giảm bớt gánh nặng của tác hại của rượu và bệnh về gan do rượu trên khắp thế giới.