Người Sume cổ hiểu hệ mặt trời trước khi có kính thiên văn?

Phải đến tháng 8 năm 1986, Voyager 2, con tàu thăm dò liên hành tinh do Mỹ phóng đi vào năm 1977, mới bắt đầu gửi về trái đất những hình ảnh cận cảnh đầu tiên về Hải Vương tinh, hành tinh thứ 8 trong hệ mặt trời. Nhưng trước đó 6.000 năm, người Sume cổ "đã biết điều đó".

Hệ mặt trời. Từ trong ra là Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh và Diêm Vương tinh

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm lực đẩy ở Pasadena, bang California, đã tìm thấy rất nhiều dữ liệu kinh ngạc trong khi tìm hiểu những bức ảnh do Voyager 2 gửi về. Đầu tiên, màu sắc của Hải Vương tinh đã làm sửng sốt các nhà khoa học. Đó là một quả cầu xanh lơ nhạt với vài đốm mây trắng. Thứ hai, trục quay của hành tinh này nghiêng một góc, cho thấy nó có nhân bên trong lỏng, nóng rực và từ trường mạnh.

Căn cứ vào dữ liệu và hình ảnh do tàu Voyager gửi về từ vùng biên Thiên vương tinh năm 1986, cũng như thông tin trên sao Mộc và sao Thổ do con tàu này gửi về trước đó, con người đã có thể nhìn sâu hơn vào hệ mặt trời theo cách hoàn toàn khác trước đây.

Tuy nhiên, liệu chúng ta có phải là những người đầu tiên quan sát các hành tinh xa nhất trong thái dương hệ?

Nhà ngôn ngữ học và sử học Zachariah Sychin tin rằng dữ liệu từ tàu Voyager đơn giản chỉ xác nhận lại những dự đoán của ông được công bố đầu tiên trong cuốn sách có tựa đề Hành tinh thứ 12, xuất bản năm 1976.

Sychin cũng tin rằng dữ liệu thu được từ tàu thăm dò thống nhất với các văn bản của người Sume cổ - những văn bản được viết ra 6.000 năm trước. Nền văn minh Sume nổi lên ở vùng Lưỡng Hà (một phần Iraq ngày nay) khoảng 4.000 năm trước Công nguyên. Theo Sychin, người Sume đã phát minh ra bánh xe, lò luyện đất nung và hệ thống tưới tiêu. Quan trọng hơn, họ đã phát minh ra các khái niệm cơ bản về thiên văn học.

Họ sử dụng chữ viết hình nêm để mô tả các phát hiện của mình lên những cái bàn đất sét, các bức tượng nhỏ và những thanh lăn bằng đá, bằng cách khắc ngược những biểu tượng và hình vẽ. Ảnh thật được tạo ra khi người ta lăn các thanh đá này lên đất sét mềm.

Sychin đã nghiên cứu những bài viết về nền văn minh Sume trong hơn 30 năm qua. Một ngày kia, ông tìm thấy một thanh lăn hiếm hoi trong một bảo tàng ở Tây Berlin. Ngoài hình ảnh một vị thần đang đưa cái cày cho con người, thanh lăn còn thể hiện một họa đồ đáng kinh ngạc về bầu trời, cho thấy các hành tinh với mặt trời ở trung tâm. Tổng cộng, đồ họa này chứa 12 hành tinh, trong đó bao gồm cả mặt trời và mặt trăng.

Sychin đã kinh ngạc khi nhìn thấy bức ảnh về Thiên Vương tinh mà tàu Voyager 2 gửi về hồi tháng 1 năm 1986. Bản mô tả của người Sume về hành tinh này - mash.sig, nghĩa là "xanh lục sáng" - phù hợp gần như hoàn toàn với bức tranh màu hơi lục của Thiên Vương tinh trên màn hình tivi. Bản dịch của Sychin về mô tả của người Sume "hum.ba", đọc là "thực vật đầm lầy".

Ông tin rằng điều đó chứng tỏ sự có mặt của loại vật liệu nửa lỏng được khám phá trên Hải Vương tinh 3 năm sau đó. Người Sume coi Thiên Vương tinh như anh em sinh đôi của Hải Vương tinh. Dữ liệu thu được bởi tàu thăm dò dường như xác nhận quan điểm này. Không giống với Thiên Vương tinh, màu của Hải Vương tinh là xanh lơ. Hành tinh này có từ trường mạnh, một khối nhân nửa lỏng nóng bỏng và nhiều nước.

Câu hỏi ở đây là: bằng cách nào người Sume có thể biết những điều trên ở vào thời điểm mà kính thiên văn lẫn vệ tinh đều chưa ra đời?

Sychin khẳng định ông có thể trả lời câu hỏi này. Theo ông, người Sume nhận được những lời khuyên bí mật từ những người xa lạ sống trên hành tinh Nibiru - hành tinh thứ 12 nằm giữa Mộc tinh và Hoả tinh. Những người này được cho là đến thăm trái đất sau mỗi chu kỳ 3000 năm.

"Có thể thấy điều đó trong những văn bản bao gồm cả các thần thoại về Anki và trái đất", Sychin nói.

Andy Cheng, một nhà nghiên cứu trong nhóm liên lạc với tàu Voyager thứ hai, thừa nhận rằng có nhiều sự tương đồng giữa hai hành tinh "sinh đôi" Hải Vương và Thiên vương tinh. Tuy nhiên, ông tin rằng bất kỳ hành tinh nào (trừ trái đất) đều không thể tồn tại sự sống nếu nó nằm trong hệ mặt trời, bởi khi đó khoảng cách của nó sẽ là quá gần hoặc quá xa để sự sống có thể được nuôi dưỡng.

Cũng theo Cheng, thanh lăn của người Sume cổ có thể chỉ chứa hình ảnh cách điệu hoá của những vì sao ngẫu nhiên nào đó mà không ám chỉ một biểu đồ chính xác về bầu trời. Francesca Roshberg-Halton, một chuyên gia hàng đầu về người Sume tại Đại học Notre Dame, thì bình luận nặng nề hơn: "vô giá trị". "Các ký tự hình nêm có thể được phiên mã theo một cách thái quá. Đôi khi, một số nhà giải mã có kinh nghiệm còn làm mọi chuyện rối lên. Chẳng có gì giống như vậy là thiên văn học của người Sume cả", bà nói.

Cũng theo Roshberg-Halton, nghiên cứu của Sychin đã mắc phải vài sai lầm. "Người Sume chỉ biết đến 7 hành tinh trong đó có mặt trời và mặt trăng. Vì thế, 12 hành tinh là điều vô ích. Ngôi sao sáng nhất ở tâm của bức tranh cũng không phải là mặt trời, mà là sao Kim", bà nói.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video