Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của tôm hùm đất

Tôm hùm đất có hơn 300 loài trên khắp thế giới, là nguồn protein ít béo với nhiều vitamin và khoáng chất có giá trị.

Môi trường sống

Tôm hùm đất tiến hóa từ các loài tổ tiên ở biển cách đây 280 triệu năm. Hiện nay, trên thế giới có hơn 300 loài, chia thành ba họ là Astacidae và Cambridae (chỉ tìm thấy ở Bắc bán cầu) và Parastacidae (sinh sống ở Nam bán cầu). Một số loài thích nghi với môi trường nhiệt đới nhưng phần lớn sống ở vùng ôn đới, một loài tôm hùm đất sống ở Madagascar thuộc tiểu lục địa Ấn Độ và không có loài nào được tìm thấy ở châu Phi.

Theo TS Bùi Quang Tề, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, loại tôm hùm đất đang được bán nhiều ở Việt Nam là tôm hùm đỏ (tên khoa học Cherax quadricarinatus). Tôm hùm đỏ thuộc họ tôm càng nước ngọt Parastacidae.


Tôm hùm đất gồm hai họ phân bố ở Bắc bán cầu và một họ phân bố ở Nam bán cầu. (Ảnh: Atlantic).

Phần lớn tôm hùm đất sống dưới nước, thường ẩn nấp bên dưới các tảng đá, khúc gỗ mục, bùn cát và thực vật thủy sinh. Một số loài đào hang có ống dẫn khí thông lên mặt đất và dành cả đời sống dưới mặt đất, chỉ lộ diện khi tìm bạn tình. Các loài khác vừa sống trong hang vừa lần mò kiếm ăn ở vùng nước thoáng. Nhiều loài sống chủ yếu dưới nước, chỉ rúc vào hang khi mang thai, cần tránh động vật săn mồi hoặc thời tiết lạnh.

Hình dáng

Tôm hùm đất thường có màu xanh sẫm và nâu đỏ. Cơ thể chúng gồm ba phần chính: đầu ngực được bao phủ toàn bộ dưới lớp vỏ, bụng có 6 đốt và đuôi hình cánh quạt chia thành 5 phần. Năm cặp chân bọc giáp có khớp rất khỏe ở phần đầu ngực được sử dụng để di chuyển và đào hang. Đôi mắt kép giúp tôm hùm đất có khả năng nhìn tốt, trừ một số loài bị mù do chuyên sống trong hang tối. Tôm hùm đất có hai cặp hàm và ba cặp chân ở hàm để đưa thức ăn vào miệng. Khi bị đe dọa, chúng có thể bơi giật lùi về phía sau cực nhanh bằng cách búng mạnh gai đuôi ở cuối bụng.

Sinh sản

Tôm hùm đất thường giao phối vào mùa thu. Tôm cái tiết ra pheromone để thu hút bạn tình. Sử dụng cặp chân bụng đầu tiên, tôm đực đưa tinh trùng vào một chiếc túi trong cơ thể tôm cái. Mỗi lần sinh sản, tôm hùm đất cái có thể đẻ hơn 400 quả trứng. Tôm non nở ra vào mùa xuân và có hình dáng gần giống tôm trưởng thành dù kích thước nhỏ hơn nhiều.

Tôm non bám chặt vào chân bụng của tôm mẹ, thỉnh thoảng chúng bơi quãng ngắn để kiếm ăn và sau đó lại bơi về để tôm mẹ bảo vệ. Trong thời gian này, tôm mẹ hoạt động tương đối ít và rất tích cực bảo vệ đàn con khỏi bị đồng loại ăn thịt. Tôm mẹ giao tiếp với con thông qua pheromone, nhưng tôm non không thể phân biệt mẹ chúng và những con tôm cái đang làm mẹ khác.

Giá trị dinh dưỡng

Sự hiện diện của tôm hùm đất chỉ ra vùng nước nơi chúng sống khá sạch do phần lớn các loài không thể chịu được nước ô nhiễm. Tôm hùm đất trông giống bản sao thu nhỏ của tôm hùm với chiều dài từ 8 - 15cm. Chúng là nguồn protein ít béo với nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Một kilogram tôm hùm đất nấu chín chứa 70 calo và 14 g protein cùng lượng nhỏ chất béo và carbohydrate, 115 miligram cholesterol. Trong thịt tôm hùm đất cũng chứa vitamin B12 và B6 cần thiết cho hệ thần kinh, gan, mắt, da và tóc. Tôm hùm đất cũng là nguồn phosphorus, magie và kẽm dồi dào, giúp chắc xương và răng, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh, thúc đẩy vết thương mau lành và tăng cường chức năng miễn dịch.

Cập nhật: 21/05/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video