Nguồn gốc vệ tinh Phobos của sao Hỏa

Từ lâu, giới thiên văn học đã tranh cãi về nguồn gốc các vệ tinh sao Hỏa. Có hai thuyết phổ biến nhất.

Theo thuyết thứ nhất, hai vệ tinh Phobos và Deimos có thể là những tiểu hành tinh bị sao Hỏa tóm bắt.

Trong khi đó, thuyết thứ hai cho rằng, hai vệ tinh này hình thành từ vật chất văng ra trong quá trình sao Hỏa va chạm với một thiên thể lớn nào đó. Công trình nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học ở Đại học Stony Brook (Mỹ) cho thấy, thuyết thứ hai có vẻ hợp lý hơn, đặc biệt đối với trường hợp vệ tinh Phobos. Điều thú vị là công trình nghiên cứu này dựa trên việc phân tích mới dữ liệu được thu thập từ… 20 năm trước.


Vệ tinh Phobos.

Hình dáng và màu sắc hai vệ tinh Phobos và Deimos cho thấy, chúng có thể là các tiểu hành tinh bị trọng trường sao Hỏa tóm bắt khi bay gần hành tinh này. Tuy nhiên, cách giải thích này tỏ ra chưa đúng, khi các nhà khoa học phân tích hình dạng và độ nghiêng quỹ đạo của 2 vệ tinh. Các phân tích cho thấy, hai vệ tinh có thể hình thành từ vật chất bị văng ra trong quá trình sao Hỏa va chạm với một thiên thể lớn nào đó. Việc phân tích mới các dữ liệu do tàu vũ trụ Mars Global Surveyor thu thập từ 20 năm trước chứng tỏ vật chất tạo nên Phobos rất giống vật chất từ lớp vỏ sao Hỏa. Điều này cho thấy, thuyết thứ hai có vẻ hợp lý hơn.

Các chuyên gia trong lĩnh vực thiên văn học hành tinh thừa nhận là trong khi chúng ta phát hiện nhiều hành tinh ngoài Hệ Mặt trời, mà không có lời giải thích rõ ràng về nguồn gốc các vệ tinh sao Hỏa, thì đó không phải là lý do để tự hào. Vấn đề là ở chỗ, kết quả phân tích quang phổ các thành phần hóa học của Phobos và Deimos mâu thuẫn với kết quả phân tích động lực học đối với quỹ đạo của chúng. Chỉ khi phân tích mới các dữ liệu thu thập từ 20 năm trước, các nhà khoa học mới thấy rằng các vệ tinh này có thể đã hình thành từ vật chất sao Hỏa.

Trong ánh sáng khả kiến, Phobos và Deimos có vẻ sẫm màu hơn sao Hỏa khá nhiều. Các nghiên cứu quang phổ dựa trên việc phân tích ánh sáng phản xạ từ các vệ tinh này cho thấy vật chất của Phobos rất giống với vật chất tiểu tinh nhóm D - giàu carbon và ít phản xạ ánh sáng. Một nhóm các nhà thiên văn quốc tế, dưới sự dẫn dắt của Timothy D. Glotch ở ĐH Stony Brook quyết định tái phân tích đối với các chỉ số nhiệt do tàu vũ trụ Mars Global Surveyer thu thập được, khi nó bay ngang qua Phobos. Kết quả được so sánh với kết quả phân tích quang phổ mảnh vỡ tiểu hành tinh nhóm D, được tìm thấy trong khu vực Tagish Lake (Canada).

“Hóa ra, quang phổ của thiên thạch Tagish Lake hoàn toàn không giống với quang phổ Phobos - ông Glotch cho biết - Nếu nói về chi tiết giống nhau thì đó là sự giống nhau giữa đá bazalt tạo nên bề mặt sao Hỏa với bề mặt Phobos. Điều đó khiến chúng tôi nghiêng về thuyết cho rằng, Phobos đúng là phần còn lại sau một vụ va chạm vũ trụ trong lịch sử sao Hỏa non trẻ”. Công trình nghiên cứu mới cũng nói rằng, Phobos không chỉ có vật chất từ sao Hỏa mà còn có vật chất từ thiên thể đã va chạm với sao Hỏa.

Cập nhật: 29/09/2018 Theo GDTĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video