Nguy cơ nhiễm trùng da khi dùng "đồ chơi ma quái" Slime

Đồ chơi slime, còn gọi là xà lam, được làm từ hóa chất và phụ gia, không rõ nguồn gốc, có thể gây dị ứng, ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy.

Bé Tùng 7 tuổi vào Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) khám do các ngón tay bị sưng phồng, nhiễm trùng nặng. Người nhà cho biết em thường chơi Slime "trứng kim cương ma thuật". Loại đồ chơi này em mua ở tiệm tạp hóa gần trường với giá 50.000 đồng một quả.

Slime tương tự như đất nặn, nhưng ra đời sau và có vẻ được nâng cấp hơn. Chúng là một hỗn hợp vừa mềm mại vừa dẻo dai, nhiều màu sắc bắt mắt. Người chơi có thể dễ dàng nhào nặn, kéo dài slime thành nhiều hình thù khác nhau mà không bị dính vào tay như đất nặn. Slime được nhập khẩu, được giới thiệu là loại đồ chơi giúp thư giãn, kích thích sự sáng tạo, tạo phản xạ linh hoạt, rèn luyện sự khéo tay.


Hóa chất trong đồ chơi nếu lạm dụng sẽ gây dị ứng da, bỏng, ảnh hưởng tới hệ thần kinh. (Ảnh: MCCormick).

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết đồ chơi Slime nếu được làm từ những thành phần an toàn thì sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, không thể biết người sản xuất sẽ cho thêm các loại hóa chất gì, có độc hại hay không. Nhiều trẻ nhỏ vừa chơi vừa cầm nắm đồ ăn cho vào miệng sẽ gây hại sức khỏe. "Dù được làm từ thành phần an toàn, Slime cũng là thứ không thể ăn được. Nhiều hình dạng của đồ chơi này dễ khiến trẻ nhỏ lầm tưởng là kẹo", ông Thịnh nói.

Người chơi chỉ cần có vật liệu tổng hợp như keo sữa, nước súc miệng, bột giặt, kem đánh răng, nước rửa bát, dầu gội, xà phòng bánh, dầu ăn... cùng bột borax - hàn the để tạo độ dính và phẩm màu công nghiệp... Để slime bắt mắt, độc đáo và hấp dẫn hơn có thể cho thêm chất tạo mùi hương, kim tuyến, nhũ...

Theo chuyên gia, nhiều thành phần có trong loại đồ chơi này là chất độc hại. Phẩm màu công nghiệp chứa các kim loại nặng, nên dễ gây tổn thương gan, thận; loét da hoại tử, rối loạn sắc tố da, sừng hóa da... Hàn the và các hóa chất tạo ẩm, tạo màu, tạo mùi khi vào đường tiêu hóa gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, yếu cơ, buồn ngủ và liều cao gây co giật.

Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ dùng tay để nặn thì rất khó để gây hại. Trong trường hợp trẻ vô tình cho vào miệng thì sẽ gây ngộ độc. Các triệu chứng tùy vào mức độ nặng nhẹ của phản ứng từ hóa chất tạo nên sản phẩm và hàm lượng trẻ cho vào miệng.

Cơ quan An ninh Y tế quốc gia Pháp cảnh báo, các loại đồ chơi bằng chất dẻo, chất nhờn hiện nay chứa nhiều chất độc hại, có khả năng gây dị ứng, bỏng, chàm còn gọi là eczema, thậm chí ảnh hưởng tới thần kinh. Ngoài ra, chất tạo cho hỗn hợp này tính dẻo và nhờn là axit boric, loại dung dịch thường được dùng để rửa kính áp tròng. Liên minh Châu Âu (EU) đã xếp loại chất này vào nhóm các chất có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của con người, đặc biệt nguy hiểm nếu tiếp xúc thường xuyên.

Phó giáo sư Thịnh khuyên người lớn phải giám sát khi cho trẻ nhỏ chơi loại đồ chơi này, chơi xong cần rửa tay sạch sẽ. Chọn hàng có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với độ tuổi, tuyệt đối không cho vào miệng nếm thử. "Phụ huynh nên quy định thời gian bé được chơi mỗi lần, không nên chơi quá lâu mà 15-30 phút là hợp lý", Phó giáo sư khuyên.

Cập nhật: 23/04/2021 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video