Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu không hết ở phụ nữ và nam giới

Tình trạng tiểu không hết có thể mới xuất hiện, xuất hiện ít ngày, hoặc kéo dài nhiều ngày tùy vào các nguyên nhân khác nhau. Đây cũng là chứng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau trên cả nam vừa nữ giới.

Tiểu không hết là bệnh gì?

Tiểu không hết là tình trạng đi tiểu nhưng cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang chưa ra ngoài hết, vừa đi xong lại có cảm giác muốn đi tiếp. Nguyên nhân là do việc tiểu khó, tiểu bí nên việc bài xuất nước tiểu ra khỏi bàng quang là không triệt để.

Nguyên nhân tiểu không hết

Tiểu không hết ở nam giới

1. U xơ phì đại tuyến tiền liệt

U xơ phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng kích thước tuyến tiền liệt tăng một cách bất thường. Khi đó, các lớp mô xung quanh bàng quang sẽ dày lên để ức chế tuyến tiền liệt phình to ra. Kết quả là, thành bàng quang trở nên dày hơn và dễ bị kích thích.

Bàng quang bắt đầu co lại thậm chí cả khi nó chứa lượng ít nước tiểu, gây ra việc đi tiểu nhiều lần. Cuối cùng, bàng quang bị yếu đi và mất khả năng tự làm trống, do đó nước tiểu vẫn còn lại trong bàng quang.

Bên cạnh đó, khi tuyến tiền liệt to lên sẽ chèn ép lên niệu quản gây chít hẹp. Đó chính là hai nguyên nhân gây tiểu sót, tiểu chưa hết quan trọng nhất ở  người bệnh u xơ tuyến tiền liệt.


U xơ tuyến tiền liệt gây ra chứng tiểu rắt.

U xơ tuyến tiền liệt là bệnh hoàn toàn có thể điều trị triệt để được, để hạn chế những triệu chứng phiền toái như tiểu không hết, tiểu khó, tiểu rắt,… người bệnh nên nhanh chóng điều trị tích cực.

2. Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt thường kèm triệu chứng viêm bàng quang, đái ra mủ, đôi khi có thể gây rối loạn tiểu tiện: tiểu khó, tiểu bí, tiểu gấp. Thăm trực tràng tiền liệt tuyến cũng to nhưng mềm, đau có thể nặn ra mủ.

3. Hẹp bao quy đầu

Với các trường hợp đi tiểu nhiều lần, tiểu chưa hết ở nam giới diễn ra trong thời gian dài có thể là do người bệnh mắc chứng hẹp bao quy đầu. Hẹp bao quy dầu khiến cho việc đi tiểu khó khăn, đi tiểu không hết, mỗi lần đi tiểu nước tiểu dễ bám vào các khe kẽ của bao quy đầu, lâu dần các chất cặn bã bám vào sẽ bị viêm nhiễm gây hiện tượng tiểu chưa hết.

4. Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là một trong những bệnh viêm đường tiết niệu thường gặp ở nam giới, tạo nên nguy hại không hề nhỏ đến chức năng bài tiết nước tiểu. Vì niêm mạc bàng quang bị viêm nên có khả năng kích số lần đi tiểu tăng lên do tiểu không hết ở nam giới khiến người bệnh lúc nào cũng buồn đi tiểu.

Tiểu không hết ở nữ giới

1. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, chủ yếu theo đường viêm ngược dòng. Thực tế cho thấy khoảng 95% người mắc viêm đường tiết niệu bị rối loạn tiểu tiện, trong đó có triệu chứng điển hình là người bệnh có cảm giác bàng quang đầy, tiểu không hết, do đó phải đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu lại ít hơn bình thường.

2. U xơ tử cung

U xơ tử cung là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có tỷ lệ mắc lên tới 30%  ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-50. Khi khối u phát triển sẽ chèn ép lên các cơ quan lân cận trong đó có bàng quang gây ra chứng tiểu không  hết, buồn tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu rất ít, đôi khi không tiểu được.

3. Hội chứng bàng quang kích thích

Xảy ra do chức năng của bàng quang gặp phải một sốt vấn đề trong việc kiểm soát nước tiểu. Đối với những người gặp phải hội chứng bàng quang kích thích, cơ bàng quang co bóp bất thường trong giai đoạn nước tiểu đổ đầy khiến bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần do luôn có cảm giác tiểu chưa hết, phổ biến nhất là ở phụ nữ lớn tuổi

4. Sa tử cung

Do quá trình sinh nở nhiều lần hoặc sinh gần nhau, khiến nhiều chị em mắc phải tình trạng này. Sa tử cung làm bàng quang bị chèn ép gây đi nhiều lần nhưng luôn có cảm giác tiểu rắt ở nữ.

Bệnh lí chung ở cả hai giới

1. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu (hay nhiễm trùng đường tiết niệu) đa số các trường hợp thường do vi khuẩn E.coli gây ra. Viêm đường tiết niệu thương gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

2. Viêm bàng quang

Các vi khuẩn có thể xâm nhập từ âm đạo gây viêm bàng quang ở nữ giới; hoặc xâm nhập từ dương vật gây viêm ở nam giới. Ngoài tiểu không hết, viêm bàng quang còn gây ra các triệu chứng như: tiểu rắt kèm tiểu buốt, tiểu nhỏ giọt, tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu són…

3. Hội chứng kích thích bàng quang

Xảy ra khi bàng quang bị rối loạn trong việc kiểm soát nước tiểu. Người bệnh phải đi tiểu nhiều lần và tiểu rắt trong khi bàng quang chưa tích đầy nước tiểu.

4. Sỏi và các dị vật khác

Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản… làm cản trở dòng nước tiểu xuống niệu quản, bàng quang và gây tiểu không hết, tiểu ngắt quãng, tiểu đêm nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, …


Tiểu không hết là dấu hiệu của nhiều bệnh lí liên quan đến đường tiết niệu.

Điều trị tiểu không hết

Tiểu không hết phải làm sao? Bạn hoàn toàn có thể điều trị tình trạng này ngay tại nhà bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt như:

  • Uống đủ nước mỗi ngày 1-2 lít nước, để thanh lọc và bài tiết độc tố khỏi cơ thể.
  • Không uống nước sau 7 giờ tối vì sẽ gây nên tình trạng tiểu đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, …
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá, nước có gas, chất kích thích, …
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục.
  • Rèn luyện thể chất  đều đặn, người bệnh có thể tham gia các môn thể thao vẫn động nhẹ như yoga, chạy bộ, cầu lông, … khoảng 30 phút mỗi ngày, khoảng 3-4 lần/ tuần.
  • Tránh căng thẳng, stress kéo dài, luôn giữ cho bản thân một tâm trạng thoải mái nhất.
  • Luôn giữ bản thân có quan hệ tình dục lành mạnh.

Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không? Cảnh báo bệnh gì?

Cập nhật: 16/10/2019 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video