Nhà khoa học duy nhất bị dị ứng với bụi Mặt trăng

Phi hành gia Harrison H. Schmitt là nhà khoa học duy nhất từng đi bộ trên Mặt trăng và bị dị ứng với bụi ở đó.

Schmitt phát hiện chứng dị ứng của ông trên đường quay trở lại module hạ cánh. Ông đi bộ trên Mặt trăng vào tháng 12/1972, nhiệm vụ có người lái cuối cùng tới Mặt trăng trước khi chương trình Apollo kết thúc. Trong lúc ở trên bề mặt thiên thể, nhà địa chất học dành thời gian thu thập mẫu vật đất đá quanh thung lũng Taurus-Littrow, gần khu vực Biển Serenity. Khi cởi bộ đồ vũ trụ ở module hạ cánh, Schmitt tiếp xúc với bụi Mặt trăng phân bố quanh cabin.


Harrison H. Schmitt lấy mẫu vật Mặt trăng trong nhiệm vụ Apollo 17. (Ảnh: NASA)

"Lần đầu tiên ngửi bụi, tôi bị dị ứng, nêm trong mũi tôi sưng lên. Bạn có thể nhận thấy qua giọng nói của tôi. Nhưng dần dần cơn dị ứng qua đi. Lần thứ 4 hít bụi Mặt trăng, tôi không chú ý tới nó nữa", Schmitt kể lại.

Schmitt không phải người duy nhất bị dị ứng với bụi Mặt trăng. Một bác sĩ phẫu thuật từng phải ngừng làm việc khi cởi bộ đồ vũ trụ ở module chỉ huy do độ nặng của phản ứng. Theo Schmitt, vấn đề có nhiều ảnh hưởng tới các nhiệm vụ tương lai. "Đối với một số cá nhân, chúng ta cần tìm hiểu liệu họ có dị ứng hay không nếu tiếp xúc thời gian dài với bụi Mặt trăng", nhà khoa học nhấn mạnh.

Tất cả phi hành gia khác đều bị "viêm mũi dị ứng Mặt trăng" ở mức độ nào đó, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Các triệu chứng mà họ trải qua bao gồm hắt hơi nhẹ và ngạt mũi sẽ mau chóng qua đi, dù thỉnh thoảng có thể kéo dài vài ngày.

Giới nghiên cứu đang tìm cách giải quyết vấn đề dị ứng có thể nghiêm trọng hơn do hiện tượng tĩnh điện. Trên Trái đất, các hạt bụi đất trở nên trơn nhẵn do xói mòn từ gió và nước, trong khi trên Mặt trăng, do không có những điều kiện đó, bụi rất nhọn và sắc. Mặt trăng không có khí quyển ngăn bức xạ nên lớp đất mang tĩnh điện, đôi khi hạt bụi bay vào không trung, dễ bao phủ thiết bị và bám vào phổi người hơn.

Kích thước hạt bụi Mặt trăng đặc biệt đáng ngại và cần được giải quyết khi đưa phi hành gia trở lại đây. Hạt bụi nhỏ hơn 50 lần so với sợi tóc người có thể tồn tại hàng tháng trong phổi, theo Kim Prisk, nhà sinh lý học phổi nghiên cứu bay vũ trụ. Hạt bụi càng ở lại lâu, ảnh hưởng có hại càng lớn.

Cập nhật: 16/06/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video