Nhà khoa học giải thích nguyên nhân chết ngạt dưới giếng

GS.TSKH Trần Văn Sung lý giải các giếng sâu thường phát sinh khí độc, trong đó có khí metan, nếu gặp phải sẽ chết ngạt ngay trong vài phút.


Khí metan chiếm chỗ khí oxy và tích tụ dưới dưới đáy giếng khơi sâu, là nguyên nhân gây ra chết ngạt.

Chia sẻ với PV, GS.TSKH Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết trường hợp ngạt khí khi xuống giếng sâu xảy ra rất nhiều lần nhưng người dân chưa chú ý và không đề phòng. Ông cho biết khí metan (CH4), chiếm chỗ khí oxy và tích tụ dưới dưới đáy giếng khơi sâu là "thủ phạm" chính gây ra chết ngạt.

Khí metan (công thức hóa học là CH4, là loại khí nhẹ nhất trong dãy Ankan hóa học), thường đọng ở các đáy giếng sâu. Đây là loại khí xuất hiện nhiều trong hầm lò, thường gây nổ khi bắt lửa. Một số nơi khác như bãi rác thải, chất thải nông nghiệp cũng phát sinh khí này. Ngoài metan còn có chất đồng đẳng là khí etan (C2H6) - dù ít hơn nhưng đều độc. Chúng sẽ đẩy oxy lên và chiếm chỗ, tích tụ lại. Một số loại khí khác cũng xuất hiện như CO, CO2 nhưng không nhiều.

Giếng càng sâu thì khí metan càng nhiều. Hiện nay Việt Nam chưa có nhiều thiết bị chuyên dụng trang bị để xuống giếng sâu. Tuy nhiên ông Sung cho biết, trước khi xuống người dân cần tìm cách đuổi hết khí metan ra ngoài, sau đó đeo mặt nạ lọc khí rồi mới xuống. "Tốt nhất nên bơm hút, thay đổi hỗn hợp không khí, ví dụ dùng quạt xua đuổi khí metan, làm không khí lưu thông".

Giáo sư gợi ý người dân không nên xuống ngay dưới giếng, mà thử nghiệm trước bằng cách thả một con gà xuống trước. Nếu con vật chết ngạt dưới giếng tức là có không khí độc, người không nên xuống. Ông cũng cảnh báo trong trường hợp gặp phải hiện tượng có người chết ngạt khí thì người sau tuyệt đối không theo để cứu, mà nên tìm cách thả dây xuống đáy để trong trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh để kéo lên.

Cập nhật: 18/08/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video