Nhà khoa học Nga tuyên bố kháng được mọi loại bệnh sau khi tiêm virus 3,5 triệu năm tuổi

Một nhà khoa học Nga đã tiêm vào cơ thể mình một loại vi khuẩn 3,5 triệu năm tuổi lấy từ băng vĩnh cửu vùng Siberia và nay tuyên bố nó giúp ông khỏe mạnh hơn, miễn dịch trước bệnh tật.

Loại vi khuẩn "bất tử" trên có tên là Bacillus F, mắc kẹt trong các tảng băng vĩnh cửu hàng triệu năm cho tới khi được các nhà khoa học Nga phát hiện.


Tiến sỹ Brouchkov khẳng định mình không còn bị ốm đau gì kể từ khi tiêm vi khuẩn cổ đại vào cơ thể. (Ảnh: Getty/Twitter).

Các thí nghiệm với loại vi khuẩn này mới chỉ được thực hiện trên chuột và các tế bào máu người, cho đến khi tiến sỹ Anatoli Brouchkov thuộc Đại học Moskva đề nghị được thử nghiệm vi khuẩn cổ đại... trên cơ thể mình.

Ông đã trực tiếp tiêm vi khuẩn Bacillus F vào cơ thể và nay khẳng định mình không còn bị bất cứ bệnh tật nào trong suốt 2 năm kể từ ngày tiêm vi khuẩn. Không những vậy, ông cho biết sức khỏe của ông còn có dấu hiệu được cải thiện.

"Tôi bắt đầu có thể làm việc được lâu hơn. Tôi không còn bị cảm cúm trong vòng 2 năm qua", ông chia sẻ.

Về loại vi khuẩn trên, Tiến sỹ Brouchkov tin rằng chúng không chỉ có trong các tảng băng vĩnh cửu mà có thể theo thời gian đã lẫn vào nguồn nước tại các khu vực lân cận.

Mặc dù thừa nhận không hiểu cụ thể cơ chế hoạt động của loại vi khuẩn trên, song Tiến sỹ Brouchkov tin rằng việc tìm ra cách kéo dài tuổi thọ của chúng trong môi trường bình thường sẽ có thể là chìa khóa giúp con người chúng ta sống thọ thêm.

Cập nhật: 31/12/2016 Theo vntinnhanh
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video