Nhà máy điện dưới nước ở Rwanda

Rwanda được thiên nhiên ban tặng nguồn năng lượng khổng lồ dưới đáy hồ Kivu ở phía Tây nước này. Trải qua hàng triệu năm biến đổi địa chất, hồ Kivu hiện chứa đựng khối khí methane hòa tan ước tính khoảng 55 tỉ mét khối ở độ sâu 600 m. Với lượng khí methane lớn như thế, hồ Kivu có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng cho Rwanda trong 200 năm.

Hiện nay, nhiều công ty đang tìm cách “thu hoạch” nguồn khí này. Một trong số đó là công ty Eco Energy, đang chuẩn bị ký hợp đồng với chính phủ Rwanda để đưa khí methane lên khỏi mặt hồ và thiết lập hệ thống phát điện. Quá trình giải phóng methane không quá phức tạp và có thể tóm tắt như sau: đưa nước ở gần đáy hồ sâu lên độ sâu khoảng 70m.

Ở độ sâu này, áp lực nước suy giảm nên khí methane dễ dàng thoát khỏi mặt nước. Những chất khí khác như carbon dioxide (CO2) và hydrogen sulphide vẫn hòa tan trong nước và sau đó được bơm ngược xuống độ sâu lúc đầu để tích tụ dần cùng khí methane. Trong khi đó, khí methane sau khi được giải phóng khỏi đáy hồ sẽ được thu dẫn vào đường ống lưu trữ và sử dụng. Eco Energy cho biết sẽ khai thác khí methane với độ tinh chất khoảng 95%.


Hồ Kivu được NASA chụp từ vệ tình (Ảnh: NASA)

Các nhà khoa học lưu ý mặc dù là năng lượng tái sinh và tương đối sạch nhưng methane là khí gây hiệu ứng nhà kính khá mạnh (nếu giải phóng ra môi trường theo cách tự nhiên), với mức nguy hại cho môi trường nhiều hơn CO2 ít nhất 20 lần. Nên việc khai thác loại khí này ở hồ Kivu sẽ rất có ích cho môi trường, đặc biệt ngăn được thảm họa “quả bom khí” từng xảy ra ở hồ Nyos của Cameroon năm 1986, làm 1.700 người thiệt mạng.

Khí methane và CO2 tích tụ khối lượng lớn dưới hồ, thay vì thoát từ từ ra không khí, khối khí khổng lồ đột ngột giải phóng khỏi mặt nước gây ra vụ nổ lớn. Do khí methane nặng hơn không khí nên ôxy bị đẩy ra ngoài và tất cả sự sống trong khu vực hồ đều bị ngạt khí. Hồ Kivu lớn gấp hàng trăm lần hồ Nyos nên nếu xảy ra thảm họa tương tự, số thương vong chắc chắn sẽ lên tới hàng triệu.

Theo dự tính, hàng chục tỉ mét khối methane ở hồ Kivu có diện tích bề mặt 2.700 km2 trên sẽ bảo đảm năng lượng cho Rwanda, hạn chế phụ thuộc vào xăng dầu và giảm đáng kể thực trạng chặt phá rừng để lấy gỗ làm chất đốt. Ngoài ra, Rwanda có thể xuất khẩu nguồn tài nguyên mênh mông này cho các nước láng giềng như Uganda ở phía Bắc và CHDC Congo ở phía Tây.

Theo BBC, Báo Cần Thơ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video