Nhật thực cực hiếm xảy ra vào trưa nay

Nếu đứng trên đất nước Australia hoặc Indonesia hôm nay, bạn sẽ thấy mặt trời giống một quả chuối mập bởi hiện tượng nhật thực vô cùng hiếm, chỉ xảy ra trung bình 73 năm một lần.

Nhật thực đầu tiên trong năm 2014 sẽ xảy ra vào hôm nay. Theo National Geographic, chỉ những người ở Australia và phía nam quần đảo Indonesia có thể quan sát cảnh tượng này. Nếu đứng ở thành phố Perth, Australia, bạn sẽ thấy đĩa mặt trăng sẽ bắt đầu che khuất mặt trời từ lúc 5h GMT ngày 29/4 (12h trưa cùng ngày theo giờ Việt Nam).

Điểm đặc biệt của nhật thực hôm nay là khu vực trung tâm của bóng mặt trăng sẽ không rơi trên trái đất, mà lướt qua phía trên bán cầu nam. Giới khoa học gọi những sự kiện như vậy là "nhật thực không trung tâm". Trong số 3.956 nhật thực vành khuyên từng hoặc sắp xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2000 trước Công nguyên tới năm 3000, nhật thực không trung tâm chỉ xảy ra trong 68 lần (tương đương 1,7%). Nếu tính từ thế kỷ 17 tới hôm 29/4, nó chỉ xảy ra 3 lần.

Vì phần lớn bóng mặt trăng không bao phủ trái đất, vị trí lý tưởng để theo dõi nhật thực không trung tâm nằm ở phía trên hành tinh xanh. Nam Cực là nơi duy nhất trên mặt đất mà chúng ta có thể thấy toàn bộ "vòng tròn lửa" - phần mà mặt trăng không che khuất trên đĩa mặt trời. Điều đó có nghĩa là chỉ những con chim cánh cụt mới có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng ấy.

"Đây là một nhật thực vô cùng độc đáo", Bob Berman, một nhà thiên văn của trang Slooh Space Camera, phát biểu. Slooh Space Camera chuyên tường thuật trực tiếp các hiện tượng thiên văn trên mạng.

Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video