Nhật thực đang diễn ra...

Bắt đầu từ 15g41 (giờ Hà Nội, 3/10/2005), hiện tượng nhật thực từng phần sẽ bắt đầu phủ bóng đen lên nhiều vùng ở châu Âu, châu Phi, và Trung Đông. Đó là lúc Mặt trăng đi ngang qua Mặt trời.

Tuỳ vào từng vị trí trên Trái đất mà con người có thể nhìn thấy những hình khuyên khác nhau của nhật thực lần này
Tuỳ vào từng vị trí trên Trái đất mà con người có thể nhìn thấy những hình khuyên khác nhau của nhật thực lần này

Theo cơ quan vũ trụ Mỹ, nhật thực toàn phần lần này sẽ kéo dài gần 4 tiếng. Bóng đen của nhật thực trên bề mặt Trái đất bắt đầu xuất hiện ở Bắc Đại Tây dương vào lúc 15g41. Vệt đen giống như hình con rắn này sẽ đi qua bán đảo Iberia, qua Mandrid vào lúc 15g56, tiếp đến đi qua Tây Địa Trung hải, miền Trung Libya, Kenya và Somalia. Đường đi của nhật thực rời đất liền vào lúc 18g30 và chỉ có tàu trên Ấn Độ dương mới có thể nhìn thấy sự kết thúc của hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này vào lúc 19g22.

Theo các nhà thiên văn học, không phải mọi lần nhật thực đều là toàn phần. Quỹ đạo của Mặt trăng quanh trái đất không hoàn toàn tròn trịa. Trái lại, khoảng cách của Mặt trăng với Trái đất thay đổi từ khoảng 356.000km tới 407.000km. Sự chênh lệch này làm cho kích cỡ của Mặt trăng trên bầu trời dao động chừng 13%. Nếu Mặt trăng che lấp Mặt trời khi Mặt trăng đang ở phía quỹ đạo gần, nhật thực toàn phần sẽ xảy ra. Tuy nhiên, nếu Mặt trăng che lấp Mặt trời khi Mặt trăng đang ở phía quỹ đạo xa, Mặt trăng sẽ không che được hoàn toàn vầng thái dương và khi đó con người sẽ nhìn thấy một vòng ánh sáng hay nhật thực hình khuyên.

Đây là lần nhật thực thứ tư trong thế kỷ 21. Lần nhật thực toàn phần tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 29/3/2006. Nó sẽ phủ bóng tối theo một đường kéo dài từ vùng Tây Phi xích đạo, Sahara, Tây Địa Trung hải, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Khi chiêm ngưỡng hiện tượng này, cần mang kính bảo vệ mắt để tránh mù loà.

Nhật thực hình khuyên (đường đỏ đậm ở giữa). Hình vuông là điểm nhật thực lớn nhất. Tất cả giờ là giờ GMT. Bắt đầu vào lúc 8g41 (GMT) tại Bắc Đại Tây dương

Minh Sơn (Theo BBC, CNN)

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video