Nhật trồng thành công giống lúa ít hấp thu Cadmium

Tạp chí Plant Cell của Mỹ mới đây đưa tin, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Okayama, Nhật Bản đã trồng thành công một giống lúa hầu như không hấp thu kim loại nặng Cadmium, thông qua việc hạn chế vai trò của một gene trong cơ thể chúng.

>>> Sản xuất thành công lúa một bụi đỏ gạo hồng

Qua quá trình nghiên cứu cơ chế hấp thụ kim loại nặng trong đất của cây lúa, các nhà khoa học đã chú ý đến một gene có tên là Nramp5. Họ làm cho lớp vỏ ngoài của thân lúa và gene Nramp5 không phát huy tác dụng, sau đó đem trồng lúa tại những khu vực có nguồn đất bị ô nhiễm nặng. Kết quả cho thấy hàm lượng Cadmium trong hạt lúa sau khi thu hoạch chỉ chiếm 1/10 so với những cây lúa bình thường.

Tuy nhiên, nếu gene Nramp5 không phát huy tác dụng thì năng lực hấp thu nguyên tố mangan cần thiết cho sự sinh trưởng của cây lúa cũng giảm đáng kể. Điều này dẫn đến sản lượng thu hoạch của nó chỉ chiếm 20% so với thông thường.

Kế hoạch nghiên cứu tiếp theo của các nhà nghiên cứu là cải tiến tổ hợp gene các loại lúa mới và thực hiện việc kiểm soát hấp thu nguyên tố kim loại của lúa.

Cadmium là một nguyên tố kim loại nặng, có độc tính. Những cư dân sống tại các khu vực bị nhiễm Cadmium sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm Cadmium do sử dụng những sản phẩm rau quả và lúa gạo sản xuất tại khu vực này.

Hiện bệnh đau xương là một trong bốn bệnh chính ở Nhật được chẩn đoán do nhiễm Cadmium gây ra.

Theo Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video