Nhện ăn "chay”

Các nhà khoa học cho biết vừa phát hiện loài nhện ăn chay đầu tiên trên thế giới tại những cánh rừng Trung và Nam Mỹ.

Có tên khoa học Bagheera kiplingi (BK), loài nhện mới này có tám chân, sống ở vùng Trung Mỹ, Mexico và Costa Rica. Nó không thích ăn thịt như họ hàng của mình mà chỉ khoái nhai chóp lá của bụi cây keo. 

Bagheera kiplingi - loài nhện duy nhất trong số 40.000 loài nhện trên thế giới không ăn thịt  (Ảnh: R.L. Curry)

Trên cây keo cũng có loài kiến sinh sống. Giữa cây keo và kiến có mối quan hệ cộng sinh: kiến tích cực bảo vệ cây keo khỏi bị kẻ thù phá hoại, còn cây keo cho kiến những gai rỗng để làm tổ và thực phẩm là mật hoa keo và các chóp lá. Vì vậy Bagheera kiplingi luôn tránh chạm mặt kiến.

Giáo sư Robert L. Curry thuộc ĐH Villanova, Pennsylvania (Mỹ), một trong những người nghiên cứu về loài nhện trên, cho biết: “Khi muốn ăn chóp lá keo được những “vệ sĩ kiến” bảo vệ, nhện chủ động thay đổi mục tiêu; khi thấy kiến tiến đến tấn công chúng thường lẩn tránh, đến khi ăn được chúng sẽ bỏ chạy, dùng tơ nhện để rút lui. Chiến lược đó xem ra rất thành công”.

Theo Daily Mail, Live Science, BBC, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video