Nhìn vào mép và thấy thứ này, đó là dấu hiệu cơ thể bạn đang "báo động"

Cơ thể là một cỗ máy hoàn hảo, mà bất kỳ trục trặc nào cũng sẽ được bộc lộ qua nhiều dấu hiệu khác nhau.

Nhiều nhà khoa học ví cơ thể người là một cỗ máy kỳ diệu. Từng bộ phận có thể còn khiếm khuyết, nhưng tổng thể hợp thành một hệ thống hoàn hảo.

Và để vận hành một cỗ máy như vậy, chúng ta sẽ cần đến nhiều dinh dưỡng, khoáng chất thích hợp làm nhiên liệu. Tuy nhiên, việc thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất nào cũng khiến cơ thể gặp trục trặc, và nó sẽ được bộc lộ qua nhiều dấu hiệu bên ngoài.

Vấn đề là, những dấu hiệu này có thể rất khó chịu, gây đau đớn khôn cùng, như chứng bệnh trong bức hình dưới đây.


Hai bên khóe miệng của người trong bức hình có nhiều vết nứt toác.

Có thể thấy, hai bên khóe miệng của người trong bức hình có nhiều vết nứt toác (tất nhiên là rất đau). Chứng bệnh này được có tên "Viêm môi bong vảy" - Angular Cheilitis, hay dân gian còn gọi là "chốc mép" (Perleche), và nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào.

Miệng nứt toác - dấu hiệu không ổn cho cơ thể

Có khá nhiều nguyên nhân khiến chốc mép hình thành. Có thể là do cắn nhầm, nhưng nhiều khả năng là do cơ thể thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cần thiết, như vitamin B, sắt và kẽm.

Về cơ bản, chốc mép xảy ra là do nấm và vi khuẩn từ nước bọt bị kẹt lại khoé miệng quá lâu. Trong khi đó, việc thiếu hụt các vitamin kể trên lại làm hệ miễn dịch suy giảm, khiến cơ thể dễ dàng nhiễm khuẩn hơn. Chưa kể, thiếu vitamin B còn gây khô miệng - càng tạo điều kiện cho chốc mép phát triển.

Chốc mép cũng là hiện tượng thường thấy trong mùa đông - thời điểm độ ẩm trong không khí xuống thấp. Nếu không cung cấp đủ nước, cơ thể bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu phản kháng, mà rõ rệt nhất là đôi môi nứt nẻ. Thế rồi thói quen liếm môi sẽ khiến vi khuẩn kẹt lại trong những rãnh nứt, tạo thành chốc mép.

Không làm vệ sinh miệng sau khi ăn cũng là nguyên nhân quan trọng. Vi khuẩn từ thức ăn bám quanh miệng, nếu không được rửa sạch sẽ gây viêm nhiễm cực kỳ khó chịu.


Chốc mép xảy ra là do nấm và vi khuẩn từ nước bọt bị kẹt lại khoé miệng quá lâu.

Và cuối cùng, một số chứng bệnh nguy hiểm cũng góp phần gây chốc mép như: tiểu đường, nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch...

Cách xử lý chứng bệnh quái gở này

Chốc mép không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng có thể gây đau đớn cực kỳ khó chịu, khiến bạn chẳng ăn uống được gì. Vậy nên, muốn sớm thoải mái ăn cả thế gian, cần phải xử lý cho đúng cách.

Đầu tiên là chế độ ăn uống của bạn. Hạn chế những thực phẩm cay nóng, tăng cường ăn đậu phụ và các loại rau xanh như cải, rau spinach (rau chân vịt). Chúng sẽ giúp bạn bổ sung các vitamin và sắt, kẽm cần thiết.

Tiếp theo, dù rất khó chịu nhưng tuyệt đối không được liếm môi, vì điều này chỉ khiến miệng của bạn ngày càng rách toác. Nếu cảm thấy quá khó chịu, uống nhiều nước để giữ ẩm cho môi. Và nếu thích sử dụng kem dưỡng ẩm, bạn cần bôi kèm kem chống nấm, diệt khuẩn nữa.

Cuối cùng, nếu như chốc mép kéo dài quá lâu, bạn nên cân nhắc đến bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác hơn.

Cập nhật: 20/05/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video