Những cách đơn giản để trò chuyện với trẻ

Nếu trẻ nói: "Con không thích đi học một tý nào" thì thay vì ép buộc "Con phải đi học", bạn có thể hỏi: "Con có chuyện gì à?". Bạn hãy cho trẻ cơ hội để giải thích dù rõ ràng là trẻ sai.

Ảnh minh họa. Ảnh: Corbis.com.
Nhiều cha mẹ sau khi nói chuyện với con thường tự hỏi tại sao bọn trẻ dường như không nghe mình nói. Trong những lúc căng thẳng, họ không biết phải nói gì để chấm dứt việc tranh luận.

Đôi khi nguồn gốc của tất cả những bất đồng này chỉ vì cha mẹ không biết cách trả lời một câu hỏi khó. Trang Pbs.org đưa ra cho bạn một vài gợi ý:

1. Dành thời gian lắng nghe con nói

Bạn hãy dành thời gian và chăm chú nghe con nói. Trong lúc đó, hãy thể hiện cho trẻ thấy bạn đang lắng nghe thông qua giao tiếp bằng mắt hay cái nghiêng đầu.

Nếu bạn không thể nghe con nói chuyện vào lúc này thì có thể nói: "Chúng ta hãy nói về vấn đề này sau một vài phút nữa nhé, mẹ (ba) đang dở việc chút".

2. Nhắc lại những gì bạn đã nghe

Bạn hãy trình bày lại những gì trẻ vừa nói theo một cách khác và xen vào những từ thể hiện cảm xúc của trẻ. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận. Nếu trẻ đang giận dữ thì việc bạn nói: "Con đang thực sự giận dữ và mất kiểm soát" có thể khiến mọi chuyện trở nên căng thẳng hơn.

Bạn có thể hỏi những câu hỏi để có thêm thông tin, chẳng hạn: "Con có thể nói cho mẹ nghe chính xác là đã có chuyện gì?" và sau đó hỏi "Điều gì khiến con thấy buồn nhất?".

Những câu hỏi này cho thấy bạn hiểu cảm xúc của con và khuyến khích trẻ thổ lộ với bạn. Và dĩ nhiên, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn và nhờ thế bạn vừa biết được chuyện gì thực sự xảy ra và vừa hiểu được con đang nghĩ gì.

3. Cân nhắc đến ý kiến của trẻ

Bạn hãy nhìn nhận vấn đề dưới con mắt của con. Bạn thừa biết bản thân sẽ thấy như thế nào nếu ông chủ hay đồng nghiệp nói với bạn rằng: "Điều đó thật nực cười" hoặc cố gắng tỏ ra thích thứ mà bản thân biết rõ là ghét. Trẻ cũng sẽ cảm thấy như thế khi nghe cha mẹ nói: "Con thực sự không có ý đó chứ" hay "Mẹ không thể tin được là con lại nói như thế".

Thay vào đó, bạn có thể nói: "Mẹ vui vì biết được điều này" hoặc "Mẹ hiểu". Tại thời điểm này, đây là tất cả những gì trẻ muốn được nghe.

Bạn cố gắng không phủ nhận những gì con nói ngay lập tức, thậm chí ngay cả khi bạn biết là con sai. Hãy lắng nghe con trước khi nói "không". Nếu trẻ nói: "Con không thích đi học một tý nào" thì thay vì ép buộc "Con phải đi học", bạn có thể hỏi: "Con có chuyện gì à?". Bạn hãy cho trẻ cơ hội để giải thích dù rõ ràng là trẻ sai.

4. Suy nghĩ thật kỹ trước khi nói "không"

Bạn hãy cho mình một phút để cân nhắc về những gì trẻ hỏi. Thậm chí dù câu trả lời cuối cùng của bạn chắc chắn vẫn là "không", thì bạn vẫn nên nói: "Hãy để mẹ suy nghĩ về những gì con vừa nói và mẹ sẽ trả lời con sau".

Điều này giúp trẻ thấy rằng bạn thực sự lắng nghe con bởi vì bạn đã suy nghĩ kỹ về ý kiến của trẻ. Bạn cũng có thể chia sẻ cảm nghĩ của mình với con và cùng tìm ra cách giải quyết.

5. Chấp nhận cảm xúc của trẻ

Hãy cho phép trẻ nói lên suy nghĩ của mình dù là tiêu cực, bạn chỉ cần ở đó, không nói nhiều. Bạn không nên nói gì động chạm đến tích cách của trẻ.

Nếu trẻ cư xử không tốt, thay vì nói: "Làm sao con dám nói với mẹ như thế!", bạn có thể nói: "Con nói như thế là không được". Bằng cách này, bạn không đánh đồng hành vi với bản chất của trẻ. Bạn không hề muốn ngụ ý rằng về bản chất con bạn xấu hay khiến con xấu hổ về suy nghĩ của mình.

Bạn hãy nói cho con biết bạn nghĩ gì về cách cư xử của con. Thực tế, đôi khi cảm xúc của bạn là hình thức xử phạt tốt nhất nếu bạn không dùng nó để công kích trẻ. Bạn có thể nói: "Mẹ thực sự rất thất vọng về những gì con đã làm" hoặc "Việc con đã nói mẹ khiến mẹ thật sự buồn".

6. Cùng nhau nghĩ ra các cách giải quyết

Nếu trẻ muốn một thứ gì đó nhưng không thể có được, bạn có thể khuyến khích con tưởng tượng về thứ mình muốn và cùng nói về nó. Bạn có thể nói: "Mẹ cá là con muốn bà nội ở đây bây giờ. Vậy bà làm gì cho con nào?". Và bạn có thể thay mặt bà nội làm điều trẻ muốn nếu yêu cầu đó hợp lý và có thể chấp nhận được.

Nếu trẻ nói: "Con ghét giờ học nhạc ở lớp vì thầy giáo rất khó tính", khi ấy trước tiên bạn hãy hỏi con: "Điều gì con không thích ở thầy nhất?", sau đó hỏi: "Con nghĩ thầy giáo nên làm gì?". Chính cách trò chuyện như thế sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video