Những chiếc mũi quái dị

Ai cũng biết mũi là bộ phận không thể thiếu trong cơ quan hô hấp. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng, trong thế giới tự nhiên, chiếc mũi lại muôn hình vạn trạng.

Chuột chũi mũi hình sao sống ở phần phía đông Canađa và đông bắc nước Mỹ. Nếu bạn chưa bao giờ trông thấy chúng thì cũng đúng thôi vì đa số thời gian chúng lẩn trốn dưới mặt đất, đào hầm. Chúng dùng chiếc mũi quái dị xòe ra 22 cái gai thịt tựa như các xúc tu để dò đường và tìm kiếm giun hoặc những con côn trùng khác sống dưới đất để ăn, vì trong hang tối om, mắt trở thành vô dụng.

Khỉ mũi to có tên như vậy là nhờ chiếc mũi vĩ đại, dài 17 centimet, nhưng chỉ các “nam nhân” mới có. Thường ở loài ngưòi các quý ông mũi to hay được phụ nữ mê, thì loài khỉ mũi to cũng y như vậy.

Trên Trái đất, không kể lợn rừng, đàn lợn nhà lên tới hơn 2 triệu con. Lợn rất dễ tính. Chúng dùng chiếc mũi có hai lỗ to tướng trông như chiếc phích điện dũi đất để tìm thức ăn, từ quả trên cây rụng xuống đến thực phẩm đã bị thiu.

Thú ăn kiến, loài vật gây ồn ào vào ban đêm có chiếc mũi rất dài và rất thính, dùng làm máy dò để tìm thức ăn (kiến, mối). Khi tìm thấy một tổ mối hoặc tổ kiến, chúng lấy móng cào cho lũ côn trùng đông đúc này vỡ tổ, chạy tán loạn, rồi dùng mũi hút thật mạnh. Kiến và mối không thể chạy thoát, chui tùn tụt vao miệng chúng, không sót một con.

Các giống chó như chó ngao chẳng hạn có chiếc mũi bé tí hếch lên, luôn phát ra những tiếng ư ử là vì mũi của chúng vì trời bắt chúng thở rất khó khăn. Con người có thể sửa chữa sự trừng phạt của tạo hoá bằng một cuộc tiểu phẫu thuật thì chúng không bị ngạt mũi bẩm sinh nữa và khoẻ hẳn lên.

Ai cũng từng trông thấy con voi, nhưng có bao giờ bạn nghĩ cái vòi lạ lùng của chúng chưa? Vòi là mũi đầy, một cái mũi đa chức năng, còn là môi và là cả cánh tay nữa. Voi dùng vòi để cầm nắm các đồ vật, để gãi lưng, để chùi mắt, để quật đổ cây, để uống, để phun nước tắm…

Voi biển với cái mũi rất ấn tượng sống ở khắp các đại dương trên thế giới. Chỉ voi biển đực trưởng thành mới có cái mũi phồng to, cho phép chúng rống lên những âm thanh nghe điếc tai. Mũi còn giúp chúng dự trữ nước để giữ nhiệt cho cơ thể vào mùa khô, nước bốc hơi nên chúng trụ lại được trên bãi biển, trong khi voi biển cái và voi biển con không có “thùng chứa nước” tương tự, phải bỏ nhà đi nơi khác tìm nước và thức ăn.

Chiếc mũi tê giác bằng sừng, loại chất liệu làm nên tóc và móng tay móng chân của chúng ta. Con vật trông dữ dằn này sống ở châu Phi và châu Á. Người ta thường săn lùng tê giác đến gần như tuyệt chủng để bán sang Trung Hoa vì theo Trung y, sừng tê giác cực kỳ quý. Đúng là chiếc sừng phản chủ.

Loại chó mũi dài, còn có tên là chó taxi trông thật trái ngược với chó ngao mũi ngắn. Đó là loài chó quý dùng trong săn chồn và thỏ rừng. Với chiếc mũi dài ngoãng, quả thật chúng là bậc thầy về đánh hơi.

Chuột nhảy mũi dài nói chung không nằm trong họ chuột. Các nhà khoa học lúng túng chẳng biết xếp chúng vào họ nào và cho rằng chúng có thể là họ hàng xa của cu-li, chuột chù, thậm chí cả… voi nữa. Nhở chiếc mũi dài và nhọn, chúng kiếm ăn trên mặt đất - thức ăn của chúng là bọ cánh cứng và nhện.

Heo vòi – là những tay trinh sát cừ khôi, sống trong các khu rừng ở Nam Phi, Trung Mỹ và phần đông nam châu Mỹ. Chiếc mũi của chúng mềm, có thể quặp lại hoặc hướng ra tứ phía dể tìm hoa quả rụng hoặc những lá cây mà chúng ưa thích.

Chưa thể dừng lại nếu chưa nhắc đến cái mũi nẳm trên cái mỏ không lồ của chim phượng hoàng đất. Thân hình con chim to lớn này dài 1 mét thì riêng chiếc mỏ đã 25 cm, nhưng không nặng. Mỏ có hai lỗ múi là vật liệu xốp như tổ ong, nhưng vẫn là vũ khí lợi hại để đánh nhau tranh giành lãnh thổ cư trú.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video