Những con nhện sói có khả năng nhả tơ từ... chân

Thông thường loài nhện nhả tơ qua bụng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle (Anh) cho thấy, nhện sói có khả năng nhả tơ từ chân, qua đó giúp chúng có thể dựng đứng cơ thể trên tấm kính.

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm đối với ba con nhện sói. Trước tiên, họ đặt ba con nhện sói vào đáy của lọ thủy tinh, sau đó từ từ dựng ngược lọ thủy tinh, để làm sao đáy của lọ thủy tinh giống như một tấm kính.

Mặc dù các nhà khoa học thực hiện động tác lay lắc lọ thủy tinh, song những con nhện sói vẫn bám chặt vào đáy lọ. Sau đó, các nhà khoa học tiến hành soi đáy lọ đã in dấu vết của chân nhện dưới kính hiển vi. Kết quả phát hiện rất nhiều tơ nhện in trên đáy lọ thủy tinh.

Trước đó, vào năm 2006, các nhà khoa học đã nêu ra khả năng loài nhện có thể nhả tơ bằng chân. Tuy nhiên, một số nghiên cứu sau đó lại không chứng minh được suy đoán này.

Theo giải thích của các nhà khoa học, nếu quan sát kỹ có thể nhận thấy, chỉ có chân của các con nhện thí nghiệm tiếp xúc với đáy lọ thủy tinh, ngoài ra không có bộ phận nào khác. Mặt khác, sau khi soi dấu vết của các con nhện lưu lại trên đáy lọ thủy tinh bằng kính hiển vi độ nét cao, các nhà khoa học phát hiện có nhiều sợi ống nhỏ chứa trong các lông tơ ở bộ phận chân nhện.

Chính vì thế các nhà khoa học cho rằng loài nhện sói đã nhả tơ bằng chân chứ không phải bằng bụng.

Theo Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video