Những cuộc xâm chiếm kinh dị của côn trùng "xấu xí"

Cuộc xâm lăng của côn trùng, rắn, châu chấu... đã gây ra vô số rắc rối cho người dân thời bấy giờ.

Vừa qua, người dân thủ đô Antananarivo của Madagascar cảm thấy vô cùng sợ hãi khi chứng kiến cuộc "đổ bộ" của hàng triệu con châu chấu. Cuộc "đổ bộ" đã tạo nên một đám mây đen khổng lồ khiến nhiều người liên tưởng nhớ lại một vài cuộc xâm chiếm của côn trùng khác trong lịch sử.


Hàng triệu con châu chấu tấn công thủ đô Antananarivo của Madagascar hôm 28/8 vừa qua.

Cùng điểm lại một vài cuộc đổ bộ của các loài côn trùng đáng sợ trong lịch sử qua bài viết dưới đây.

1. Cuộc xâm lăng của côn trùng và rắn

Vào năm 1902, núi Peleé - một ngọn núi nằm trên đảo Martinique thuộc Pháp hoạt động và phun trào đã phun khí, tro khắp đảo đồng thời gây ra những chấn động khổng lồ cho toàn khu vực.

Điều đáng nói hơn là những chấn động và tro gây ra bởi ngọn núi đã đẩy hàng ngàn con côn trùng và rắn độc chạy vào các làng lân cận. Những con côn trùng và rắn đã giết chết 50 người và gần 200 cá thể động vật khác nhau.

Đầu tiên là làn sóng những con kiến vàng cùng loài rết đen, to. Chúng bò xuống thành từng đàn khổng lồ trên những triền núi của núi Peleé, tràn ra các con đường và bắt đầu tấn công những công nhân làm việc gần đấy.

Sau đó là những loài rắn chết người chui ra khỏi tổ và đe dọa mạng sống hàng chục người cùng vật nuôi. Cho đến nay, đây vẫn được coi là một trong những trận phun trào núi lửa tồi tệ nhất trong lịch sử.

2. “Cơn lũ” châu chấu xâm nhập Kansas

Sau cuộc nội chiến 1861-1865, Kansas được coi là mảnh đất của hy vọng, rất đông người đã tìm về đây để xây dựng một cuộc sống mới.

Nhiều cánh đồng mọc lên chờ đến ngày thu hoạch nhưng đợt đổ bộ của đàn châu chấu năm 1874 đã khiến họ phải thay đổi suy nghĩ.

“Cơn lũ” châu chấu này bắt đầu vào cuối tháng 7 khi hàng triệu cá thể châu chấu, cào cào ào về đây từ vùng Dakotas.

Những con côn trùng này bay theo hàng đàn với số lượng khổng lồ. Chúng đông đến nỗi che lấp cả ánh sáng từ phía bầu trời và gây ra tiếng động như một cơn mưa lớn.

Toàn bộ cây trồng đều bị ăn sạch. Đàn châu chấu thậm chí còn ăn cả lông cừu và xé rách quần áo của nhiều người.

Người dân ở đây đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiêu diệt số châu chấu và rệp tràn đến. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều trở nên vô ích do số lượng khổng lồ của đám côn trùng này.

Những cố gắng nhằm tiêu diệt đám côn trùng đã khiến cho người dân ở đây kiệt quệ về nguồn lực. Với sự trợ giúp của nhiều nước lân cận, Kanas cuối cùng cũng tiêu diệt được đám côn trùng đáng sợ này và có thực phẩm dự trữ cho mùa sau.

3. Ruồi cá làm tắc nghẽn giao thông ở Minnesota

Vào năm 1957, thành phố Hastings của Minnesota đã phải trải qua một cuộc xâm lược kinh khủng của loài ruồi cá (fish flies).

Số lượng khổng lồ của loài côn trùng này đã khiến cho toàn bộ đường giao thông của địa phương bị tàn phá và trở nên trơn trượt. Xe cộ bị tắc nghẽn do bị chặn bởi vô số những con bọ.

Hàng triệu cá thể ruồi cá bay cao đến nỗi chúng tạo ra một “đám mây” khổng lồ trên bầu trời. Cảnh sát và lực lượng cứu hỏa đều đã được huy động nhưng phải cần đến cả nỗ lực của những thiếu niên địa phương thì xe cộ mới có thể thoát khỏi cơn bão côn trùng này.

4. Ong vàng làm tổ kín cả một chiếc xe

Vào năm 2006, các chuyên gia về côn trùng đã nhận thấy rằng, loài ong vàng đã chuyển địa điểm làm tổ của mình sang các nhà kho cũ, các ngôi nhà và tầng hầm trên toàn miền Nam Alabama, Mỹ.

Đây được cho là kết quả của thời tiết khô hạn kéo dài và cũng có thể là do ong chúa đã buộc các chú ong thợ mở rộng diện tích tổ của mình. Kết quả là, những tổ ong vàng được tìm thấy ở khắp nơi, đặc biệt, một tổ ong khổng lồ được tìm thấy bao kín lấy cả một cái xe.

Các tổ ong khổng lồ lộ diện ở nhiều nơi. Một tổ ong có đường kính từ 1 - 1,5m đã được tìm thấy lộ ra mặt đất trên lề đường gần Pineapple, Alabama.

Nhưng nó không là gì so với tổ ong mà nhà côn trùng học tiến sĩ Charley Ray của "Hệ thống mở rộng hợp tác ở Auburn thuộc Alabama" tìm được. Tổ khổng lồ này bao kín một chiếc ô tô Chevy đời 1955.

Bắt đầu từ lốp xe, dần dần ong đã nhanh chóng “nuốt chửng” chiếc xe và mon men lan đến một cái kho ở gần đó.

5. Tổ ong bắp cày 5.000 con lập tổ ngay trên giường

Vừa qua, các chuyên gia thuộc Cơ quan Kiểm soát côn trùng Longwood, Anh đã xử lý một tổ ong bắp cày gồm 5.000 con làm tổ trên một chiếc giường bỏ không tại nhà một phụ nữ người Anh.

Chủ của ngôi nhà cho biết, căn phòng để chiếc giường này đã bị bỏ trống khá lâu và họ quên đóng cửa sổ. Do đó, rất có thể bầy ong bắp cày đã đột nhập vào nhà bằng con đường cửa sổ.


Tổ ong bắp cày phủ kín trên giường, gối cùng tấm ga trải giường.

Theo tính toán của các chuyên gia, những cá thể ong bắp cày phải mất một khoảng 3 tháng để có thể xây dựng và phát triển chiếc tổ có đường kính khoảng 1m này.

Ong bắp cày là một loài vật hung hãn và thích tấn công người. Bởi vậy, các chuyên gia đã khá vất vả để có thể di dời "pháo đài" ong bắp cày 5.000 cá thể, trong đó có khoảng 500 chú ong bắp cày chúa cùng hàng nghìn ấu trùng nhỏ.

Theo Mskonline, Oddee, KSHS
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video