Những đế chế tồn tại lâu đời, hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới

Lịch sử thế giới cho đến hiện tại chứng kiến rất nhiều đế chế, triều đại, tuy nhiên, có một số đế chế tồn tại lâu dài và vô cùng hùng mạnh.

Đế chế La Mã


Đây là đế chế tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử.

Đế chế La Mã không chỉ là một trong những đế chế nổi tiếng nhất mà còn tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử. Nó kéo dài từ năm 27 TCN - năm 1453 SCN. Tổng cộng, triều đại này tồn tại trong khoảng thời gian 1.480 năm. Đế chế này mở rộng lãnh thổ ra cả vùng đất của Italy hiện nay và phần lớn khu vực Địa Trung Hải.

Thế giới hiện đại có một số đặc điểm kế thừa từ Đế chế La Mã. Người La Mã chiếm lấy rồi phát huy nền văn hóa bản địa của Hy Lạp, truyền lại cho các thế hệ sau nền kiến trúc, triết học và khoa học của Hy Lạp. Người La Mã sau khi theo Kitô giáo đã nâng tôn giáo này từ một giáo phái nhỏ thành một trong các tôn giáo lớn của thế giới.

Luật La Mã cũng ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống pháp lý sau này của thế giới phương Tây. Các thể chế La Mã cũng truyền cảm hứng cho hệ thống chính quyền của nhiều quốc gia hiện đại.

Đế chế Kush


Đế chế Kush cũng là một trong những đế chế tồn tại và hùng mạnh nhất lịch sử.

Đế chế Kush tồn tại từ năm 1070 trước công nguyên - khoảng năm 350 sau công nguyên. Vùng đất mà đế chế này đóng hiện là lãnh thổ của Cộng hòa Sudan. Các nhà sử học, khoa học tìm được rất ít thông tin về chính trị thuộc đế chế này. Họ chỉ tìm được rất ít tài liệu về chế độ quân chủ mà đế chế này theo đuổi vào những năm cuối cùng.

Nền kinh tế của đế chế Kush chủ yếu dựa vào kinh doanh sắt và vàng.

Một số bằng chứng cho thấy đế chế này đã bị các bộ lạc sa mạc tấn công. Tuy nhiên, số khác lại suy đoán do quá phụ thuộc vào tài nguyên sắt nên đế chế này đã phá rừng khủng khiếp. Nó buộc người dân phải rời khỏi nơi sinh sống để chính quyền đốt rừng tìm sắt.

Đế chế Ba Tư thứ nhất


Đế chế Ba Tư hùng mạnh một thời.

Đế chế Ba Tư của triều đại Achaemenid được Cyrus Đại đế thành lập vào khoảng năm 550 trước Công nguyên. Vị vua này có tước hiệu Vua của các Vua (Shahanshah). Mặc dù Đế chế Ba Tư có kết thúc bi thảm trong tay Alexander Đại đế (của Vương quốc Macedonia) vào năm 330 trước Công nguyên, đế chế này vẫn để lại di sản dài lâu cho sự phát triển sau này của các nền văn minh thế giới và các đế chế tương lai. Đế chế Ba Tư là một đế chế chủ chốt trong lịch sử loài người, bởi lẽ đây là đế chế thực sự đầu tiên – nó đã đặt ra các chuẩn mực về thế nào là đế chế cho các đế chế tương lai.

Đế chế Ba Tư nói trên tồn tại vào một thời điểm độc nhất vô nhị trong lịch sử, khi phần lớn thế giới văn minh có người sinh sống đều tập trung ở Trung Đông hoặc gần Trung Đông. Kết quả là, Đế chế Ba Tư khi thống trị hầu hết Trung Đông thời điểm đó thì cũng đồng thời cai trị một tỷ lệ dân số thế giới lớn hơn bất cứ đế chế nào khác trong lịch sử. Cụ thể, vào năm 480 trước Công nguyên, đế chế này có dân số xấp xỉ 49,4 triệu người, bằng 44% dân số toàn thế giới lúc đó.

Đế chế Ba Tư là đế chế đầu tiên kết nối nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Ấn Độ, châu Âu và vùng Địa Trung Hải. Đế chế này đã khơi mào cho khái niệm đế chế ở những nơi như Hy Lạp và Ấn Độ.

Vương quốc Caliphate


Vương quốc Hồi giáo Arab.

Đế chế Arab, còn được biết đến với cái tên Caliphate, là một thể chế chính trị do nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad sáng lập. Đế chế này bao gồm hầu hết bán đảo Arabia vào thời điểm Muhammad qua đời vào năm 632. Gọi nó là Đế chế Arab sẽ hợp lý hơn gọi là Đế chế Hồi giáo, bởi lẽ trong khi đạo Hồi có gốc gác và lan truyền rộng ra từ đế chế này, về sau có thêm nhiều đế chế của người Hồi giáo và do người Hồi giáo thống trị nhưng không phải là Arab.

Đế chế Arab về thực chất chấm dứt tồn tại vào khoảng năm 900, mặc dù triều Abbasid duy trì vai trò tôn giáo với tư cách là các Caliph ở Baghdad cho đến tận khi thành phố này bị người Mông Cổ phá hủy vào năm 1258. Sau năm 900, đế chế này bị tan rã về chính trị, với sự trỗi dậy của nhiều triều đại đối nghịch, trong đó có nhiều đối thủ gốc Turk và Ba Tư, cũng như các Caliphate kình địch ở Tây Ban Nha và Ai Cập.

Đế chế Mông Cổ


Vó ngựa Mông Cổ gây chấn động một thời.

Đế chế Mông Cổ là một đế chế khác nằm ở ngoại vi. Đế chế này gây bất ngờ lớn khi nó đánh bại được các kẻ thù mạnh và đông dân hơn rất nhiều. Đây là đế chế có lãnh thổ liên tục lớn nhất thế giới và là đế chế sử dụng đòn khủng bố với tất cả các kẻ thù.

Đế chế do thủ lĩnh Mông Cổ Temujin lập ra. Thủ lĩnh này nắm tước hiệu Thành Cát Tư Hãn vào năm 1206. Đế chế Mông Cổ đầu tiên mở rộng bằng cách "tỉa dần" từng phần của lãnh thổ Trung Hoa như các bộ lạc thảo nguyên từng làm trước đó.

Mặc dù chỉ có khoảng 2 triệu người Mông Cổ trên toàn thế giới khi ấy, họ vẫn chính phục được hầu hết Trung Đông, Nga, và Trung Quốc. Vào thời đỉnh cao, họ chỉ vấp phải một số thất bại nhỏ ngoại trừ cuộc xâm lược Nhật Bản không thành công và trận chiến Ain Jalut năm 1260 chống lại người Mamluk cầm quyền ở Ai Cập.

Các cuộc chinh phục của Mông Cổ đã lấy đi mạng sống của hàng triệu người. Nhưng sau đó Mông Cổ đã mở ra một kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng khi thương mại mở rộng trên lãnh thổ rộng lớn của họ. Tuy nhiên về lâu dài, người Mông Cổ tỏ ra kém hiệu quả trong việc quản lý đế chế của mình – đế chế này cuối cùng bị chia tách thành 4 vương quốc khan, rồi sau đó mỗi vương quốc này lại bị tan rã hoặc chia nhỏ hơn.

Cập nhật: 13/08/2016 Theo baotinnhanh
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video